Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Giảng viên Cao Thị Vân bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Sử học tại Singapore

Sáng thứ 3 ngày 15/06/2021 giảng viên Cao Thị Vân thuộc Tổ bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử, Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Sử học tại Đại học Công nghệ Nanyang Singapore.

Sáng thứ 3 ngày 15/06/2021 giảng viên Cao Thị Vân thuộc Tổ bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử, Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Sử học tại Đại học Công nghệ Nanyang Singapore dưới sự hướng dẫn của GS. Koh Keng We và GS. Liu Hong với tên đề tài: “The History of Nguyễn Vietnam-Singapore Trade, 1820-1847 (Lịch sử thương mại giữa triều Nguyễn ở Việt Nam và Singapore 1820-1847). Do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp vì thế buổi bảo vệ luận án đã diễn ra bằng hình thức trực tuyến. Tuy vậy buổi bảo vệ vẫn thu hút được đông đảo các học giả, nhà khoa học, nghiên cứu sinh tham dự. Ngoài thành phần hội đồng là các GS của Đại học Công nghệ Nanyang, còn có sự có mặt của các nhà khoa học ở các trường đại học ở Đức, Pháp tham dự. Luận án được hội đồng đánh giá cao bởi những đóng góp về giá trị khoa học và thực tiễn.

 Thứ nhất: Luận án nằm ngoài quỹ đạo lấy Trung Quốc làm trung tâm trên lĩnh vực Chính trị và thương mại để thấy Việt Nam là một đối tác năng động trong nền ngoại thương của Singapore. Trong khi cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất bùng nổ ở một mức độ nào đó đã tạo ra sự rạn nứt trong giao thương Trung-Việt giữa thế kỷ XIX, thì sự mở cửa của Singapore vào năm 1819 đã thu hút các thương gia từ Việt Nam, và một số lượng đáng kể thuyền lớn nhỏ đến từ Việt Nam đã đến thăm khu định cư này để kinh doanh.

Thứ hai: Tuy thương mại của Việt Nam ở nước ngoài với Nam Dương (the Nanyang) trong thời kỳ tiền thuộc địa đã ít được các học giả chú ý, điều này để lại cảm giác rằng nền ngoại thương của Việt Nam là không đáng kể. Nghiên cứu này nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh hơn về một nền thương mại năng động ở Việt Nam đặt trong các mạng lưới thương mại nội Á (the intra-Asian trade) thông qua phân tích định lượng và định tính.

Thứ ba: Luận án này đã cố gắng khám phá khả năng có một kỷ nguyên mới của lịch sử thương mại Việt Nam: trong khi Việt Nam ở thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX phụ thuộc vào những thuyền mành của người Hoa (Chinese junks) để buôn bán với các khu vực khác của Đông Nam Á, thì thế kỷ XIX đã chứng kiến sự trỗi dậy trong vận tải biển do người Việt Nam làm chủ ở Nam Dương. Người Việt đã đóng một vai trò tích cực hơn trong thương mại hàng hải. Thương mại Việt Nam - Đông Nam Á bị chi phối bởi ba nhóm: thương mại của thuyền Vua Việt Nam (the King’s ships), thương mại do thuyền nhỏ người Việt làm chủ (the Vietnamese-owned topes) và thương mại thuyền mành do người Hoa định cư ở Việt Nam sở hữu. Tuy nhiên, khoảng trống trong lịch sử của các mối quan hệ thương mại này vào cuối những năm 1830 và 1840 đã đặt ra một câu hỏi mà luận án này đang tìm cách trả lời: ai là người đã thúc đẩy thương mại Nguyễn Việt Nam-Singapore trong bối cảnh chính phủ Việt Nam hạn chế thương mại.

Kết thúc phần trình bày những kết quả chính của luận án, tác giả đã nhận được rất nhiều câu hỏi trao đổi thảo luận của các thành viên tham gia hội đồng cũng như những người tham dự.

Cuối cùng, hội đồng đánh giá luận án rất cao, xứng đáng đạt danh hiệu học vị Tiến sĩ Sử học. Đây là tiền đề quan trọng để tân TS. Cao Thị Vân sẽ tiếp tục có nhiều nghiên cứu hơn nữa trong thời gian tới, đồng thời đây cũng là động lực để tân TS tiếp tục phấn đấu trong thời gian công tác tiếp theo tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

 

Bài và ảnh: TS Nguyễn Văn Vinh (Trợ lý khoa học)

Một số hình ảnh:

 



Tags:


Bài viết khác

Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đại thắng mùa xuân năm 1975 – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”

Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đại thắng mùa xuân năm 1975 – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 – 2025), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

14/03/2025

Khoa Lịch sử chào mừng kỉ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và hưởng ứng

Khoa Lịch sử chào mừng kỉ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài năm 2025"

Trong không khí đầu xuân ấm áp và hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài năm 2025" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động,

08/03/2025

Tọa đàm sinh hoạt chuyên môn giữa giảng viên khoa Lịch sử với giáo viên THPT môn Lịch sử Tỉnh Lào Cai

Tọa đàm sinh hoạt chuyên môn giữa giảng viên khoa Lịch sử với giáo viên THPT môn Lịch sử Tỉnh Lào Cai

Thực hiện sứ mạng và kế hoạch năm học 2024 - 2025 của trường ĐHSP Hà Nội 2 về tổ chức hoạt động kết nối với các

21/02/2025

Đại hội Chi bộ khoa Lịch sử nhiệm kì 2025 - 2027

Đại hội Chi bộ khoa Lịch sử nhiệm kì 2025 - 2027

Vào 14h00 ngày 17/02/2025, Chi bộ Khoa Lịch sử long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027.

18/02/2025

Nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở của TS. Đặng Thị Thuỳ Dung

Nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở của TS. Đặng Thị Thuỳ Dung

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào 14h00 ngày 11/2/2025, TS. Đặng  Thị Thuỳ Dung đã tổ chức nghiệm thu đề tài

18/02/2025

Sinh viên khoa Lịch sử tỏa sáng tại cuộc thi “Sinh viên HPU2 với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VII, năm 2024

Sinh viên khoa Lịch sử tỏa sáng tại cuộc thi “Sinh viên HPU2 với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VII, năm 2024

Ngày 11/01/2025 tại Hội trường A1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã diễn ra vòng thi “Chung khảo Sinh viên HPU2 với

17/01/2025

0976.586.016