Thực hiện kế hoạch công tác năm học 2023 – 2024, sáng ngày 27 tháng 02 năm 2024, tại phòng họp 2 nhà A1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã diễn ra Hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử, Địa lý theo quan điểm toàn cầu hoá và khu vực hoá. Hội thảo nhận được sự quan tâm của đông đảo giảng viên, sinh viên trong Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Nguyễn Văn Dũng – Bí thư Chi bộ, trưởng Khoa Lịch sử khẳng định chủ đề Hội thảo phù hợp với xu hướng nghiên cứu về giáo dục tích hợp, đáp ứng thực tiễn chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. TS Nguyễn Văn Dũng đánh giá cao chất lượng bài viết được gửi về Hội thảo, thể hiện góc nhìn và cách tiếp cận đa dạng của các nhà nghiên cứu. Các bài viết được tổng hợp tại Kỷ yếu tóm tắt Hội thảo, cho thấy sự quan tâm của cán bộ, giảng viên trong khoa với vấn đề giảng dạy Lịch sử, Địa lý từ góc nhìn toàn cầu hóa, khu vực hóa.
Tại Hội thảo, người tham gia được lắng nghe 03 bài báo cáo của TS Cao Thị Vân, TS Trần Thị Hằng và ThS Nguyễn Văn Nam.
Tiếp cận góc nhìn nghiên cứu về lịch sử thương mại thế giới theo quan điểm toàn cầu hóa, TS Cao Thị Vân đã giới thiệu vấn đề Xuất khẩu đường của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX: từ góc nhìn toàn cầu hóa và khu vực hóa, làm rõ bối cảnh, đánh giá, nguyên nhân phát triển của hoạt động xuất khẩu đường của Việt Nam.
ThS Nguyễn Văn Nam cũng đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu của mình trong báo cáo Tác động của toàn cầu hóa đến nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo viên đã làm rõ nhưng tác động tích cực và thách thức của toàn cầu hóa với giáo dục, nghiên cứu Lịch sử dựa trên những số liệu minh chứng đảm bảo tính tin cậy, khoa học.
Báo cáo Đánh giá mức độ xói mòn đất tại tỉnh Điện Biên của TS Trần Thị Hằng đã giới thiệu phương pháp đánh giá tiếp cận quốc tế để đưa ra được một số kết luận về mức độ xói mòn đất ở tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu khẳng định xói mòn là vấn đề của nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam, rất nhiều vùng, quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng.
Các báo cáo nhận được những trao đổi, thảo luận sôi nổi từ những người tham dự, thể hiện sự quan tâm của giảng viên, sinh viên Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Với những trao đổi học thuật tại hội thảo, đã làm sáng tỏ những cách tiếp cận mới, giới thiệu được hệ thống tư liệu, phương pháp và nội dung nghiên cứu đa dạng trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và khu vực hóa.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Tin bài: TS. Đặng Thị Thùy Dung
Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 – 2025), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
14/03/2025
Trong không khí đầu xuân ấm áp và hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài năm 2025" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động,
08/03/2025
Thực hiện sứ mạng và kế hoạch năm học 2024 - 2025 của trường ĐHSP Hà Nội 2 về tổ chức hoạt động kết nối với các
21/02/2025
Vào 14h00 ngày 17/02/2025, Chi bộ Khoa Lịch sử long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027.
18/02/2025
Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào 14h00 ngày 11/2/2025, TS. Đặng Thị Thuỳ Dung đã tổ chức nghiệm thu đề tài
18/02/2025
Ngày 11/01/2025 tại Hội trường A1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã diễn ra vòng thi “Chung khảo Sinh viên HPU2 với
17/01/2025