Ngày 22 tháng 9 năm 2023, PGS.TS David Pickus đã có buổi chia sẻ thú vị, ý nghĩa với thầy và trò khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đến dự buổi seminar có sự tham gia của TS Hoàng Thanh Tú – trường THCS Pascal.
Mở đầu seminar, TS Nguyễn Văn Dũng – trưởng khoa Lịch sử bày tỏ niềm vinh hạnh của thầy trò trong khoa khi PGS.TS David Pickus sẵn sàng đến và có những chia sẻ khoa học quý giá. TS Nguyễn Văn Dũng cũng đã có những giới thiệu khái quát về Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 để diễn giả có những thông tin cơ bản về Khoa và Nhà trường.
Trong buổi chia sẻ, PGS.TS David Pickus đã xem xét vấn đề tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông với cách tiếp cận mới mẻ. Theo PGS, tư duy phê phán là cần thiết nhưng chưa đủ để giới trẻ có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn. Người học cần được dạy xem xét các vấn đề từ nguyên nhân sâu sa của nó, giống như việc lật mở các trang giấy gấp của Nhật Bản. Bởi vì sau đó những vấn đề tương tự vẫn luôn có thể xảy ra nên người học cần được trang bị để biết cách đối mặt và giải quyết những vấn đề như thế nếu nó xảy ra trong tương lai. Thông qua hình ảnh biểu tượng về nghệ thuật gấp giấy của người Nhật Bản, Giáo sư gợi ý phương pháp “lật mở” (unfolding) ý tưởng để nhìn nhận lịch sử, từ đó lấy ví dụ về “loài bọ chét” để xem xét cách loài người tìm ra nguyên nhân căn cốt của Đại dịch thế kỷ XIX chứ không phải là xuất phát từ loài chuột như nhiều người từng nghĩ. Đây là những vấn đề cơ bản để phát triển được khả năng tư duy và lật mở những ý tưởng cho người học. Trong giảng dạy Lịch sử, chúng ta không chỉ tập trung vào bề nổi của sự kiện hay chỉ đơn thuần là dạy người học ghi nhớ kiến thức, cần dạy người học cách để tư duy, nhìn nhận và rút ra bài học từ quá khứ.
PGS.TS David Pickus cũng đặt ra vấn đề dạy học phân hóa trong giáo dục Việt Nam hiện nay, việc so sánh giữa HS tốt và chưa tốt trong 1 lớp học liệu đã thực sự phù hợp, những đánh giá để nói về mức độ “giỏi – chưa giỏi” làm sao để thực sự đúng đắn và công bằng. Câu hỏi mà PGS đưa ra nhận được sự trao đổi và thảo luận sôi nổi từ giảng viên, sinh viên khoa Lịch sử. Qua đó, SV khoa Lịch sử cũng có cái nhìn mới mẻ và rõ ràng hơn về nhìn nhận, đánh giá HS, cũng như trang bị được thêm những hiểu biết để phát triển tư duy cho người học trong quá trình giảng dạy sau khi tốt nghiệp.
Bài chia sẻ của PGS.TS. David Pickus đã nhận được sự quan tâm của nhiều giảng viên và sinh viên khoa Lịch sử, nhiều bạn sinh viên đã có những câu hỏi để trao đổi, hiểu rõ hơn vấn đề lật mở tư duy – tương lai của giáo dục. Hi vọng trong thời gian tới, thầy và trò Khoa Lịch sử sẽ có thêm cơ hội để trao đổi, thảo luận với giáo sư về những vấn đề toàn cầu hóa, phát triển tư duy trong giáo dục.
Một số hình ảnh tại seminar:
Sáng ngày 05/06/2025 trong không khí trang nghiêm, ý nghĩa, Chi bộ khoa Lịch Sử - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 long trọng
12/06/2025
Vào hồi 13h30’ ngày 21/5/2025, PGS.TS. Đỗ Thị Mùi đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Phát triển du lịch Bắc
22/05/2025
Vào hồi 8h00’ ngày 20/5/2025, TS. Thân Thị Huyền đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Khai thác và sử dụng số
22/05/2025
Vào hồi 9h00 ngày 21/5/2025, Chi bộ Khoa Lịch sử đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho 3 quần chúng ưu
21/05/2025
Ngày 20 /5/2025, tại Hội trường 14-8, trường ĐHSP Hà Nội 2. Lễ Tổ kết và tri ân thầy cô dành cho sinh viên khóa K47 đã diễn
21/05/2025
Vào hồi 13h00, ngày 20/05/2024, tại hội trường 14-8 – trường ĐHSP Hà Nội 2 đã diễn ra “Hội nghị sinh viên Nghiên cứu
21/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025), ngày 7/5/2025 tại phòng học A1.3 (giảng đường
11/05/2025