Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Seminar chuyên môn chủ đề Định tính trong nghiên cứu giáo dục và Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên: giáo dục phát triển bền vững và dựa trên năng lực

Vào 8h30 ngày 12/11/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức seminar chuyên môn với chủ đề “Qualitative methods in educational studies and reform in teacher education programs: ESD and competency-based” (Định tính trong nghiên cứu giáo dục và Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên: giáo dục phát triển bền vững và dựa trên năng lực). Trước khi BCV trình bày, TS Nguyễn Văn Dũng – Trưởng Khoa gửi lời chào tời báo cáo viên và quý vị tham gia seminar, giới thiệu đôi nét về Nhà trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa Lịch sử.

Trong báo cáo “Change teacher education: A new approach at the University of Bayreuth” (Thay đổi trong đào tạo giáo viên, cách tiếp cận mới tại đại học Bayreuth), GS Gabriele Schrüfer đã trình bày với 3 nội dung chính:

(1)  Giới thiệu về trường Đại học Bayreuth

(2) Chương trình đào tạo và thực trạng đào tạo giáo viên ở Bayreuth: có nhiều môn học mà người học có thể theo học, có thể học 2 trong số các môn học và có khả năng giảng dạy 2 môn tương ứng sau khi tốt nghiệp, phải có bằng Thạc sĩ mới có thể trở thành giáo viên tại Đức. Phương pháp đào tạo chủ yếu là “cổ điển”: lectures (lên lớp trực tiếp với bài giảng của giảng viên), seminar (quy mô nhỏ hơn), các kỳ thực tập tại trường,… Một số phương pháp mới được sử dụng: đi trải nghiệm thực tế, làm việc tại phòng lab kĩ thuật số, kết nối với các trường phổ thông,…

(3) Kinh nghiệm đào tạo của Đại học Bayreuth để đào tạo giáo viên đáp ứng tình hình mới với những thách thức của hiện tại và tương lai. Cụ thể thông qua giáo dục kĩ năng, hướng đến cộng đồng học tập, giáo dục bền vững. Sinh viên sư phạm phải có kĩ năng phát triển vững bền vững khi đi dạy ở trường phổ thông.

Trong tâm của chương trình là phát triển các kĩ năng cho sinh viên như: chịu trách nhiệm, tự định hướng, hợp tác… nhằm phát triển tư duy hệ thống. Cốt lõi của chương trình là cộng đồng học tập chuyên môn.

Cộng đồng học tập chuyên môn là một nhóm người cùng chia sẻ và phản biện những vẫn đề thực tiễn, làm việc bằng cách seminar để vượt qua các ranh giới như ranh giới giữa các sinh viên, giữa các môn, giữa các quốc gia… Người học luôn chủ động trong quá trình học tập.

Văn hóa thi cử là dạng thi truyền thống là thi viết mỗi kì chủ yếu là kiểm tra kiến thức, chưa hướng tới đánh giá năng lực người học. Dự định đánh giá của nhà trường là đánh giá quá trình người học.

Tính quốc tế hóa được thực hiện thông qua sự trao đổi giữa các quốc gia bằng cách trực tiếp hoặc online. Qua cộng đồng nghề nghiệp thì SV có thể thực tập ở các trường học ở nước ngoài để có thể học tập từ các quốc gia khác và mời các học giả quốc tế đến nhà trường. Chương trình nhà trường còn đề cập đến tính thực tiễn thông qua làm việc vì cộng đồng.

Yếu tố đánh giá và giám sát: SV được ghi lại những gì mình quan sát được lên blogs, tự quyết định chủ đề nào họ muốn thảo luận và thảo luận như thế nào. Phỏng vấn hướng dẫn và ba nhóm tập trung liên ngành với ít nhất 8 giảng viên.

Tác giả đưa ra một số kết luận:

  • Các trường ĐH của Bayreuth muốn đào tạo giáo viên tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
  • Chương trình giáo dục đã tiếp cận và hành động hướng đến phát triển bền vững.
  • Những văn hóa giáo dục mới cần được chấp nhận.
  • Yêu cầu với việc phát triển năng lực.
  • Cộng đồng học tập chuyên nghiệp được xem xét là chìa khóa của đổi mới.

Phần trình bày thứ hai của TS Nguyễn Phương Thảo (Trường ĐHSP Hà Nội) với chủ đề Dữ liệu định tính và phân tích dữ liệu định tính, gồm các phần:

(1) So sánh dữ liệu định tính & dữ liệu định lượng

Định lượng trả lời cho các câu hỏi về tần suất, mức độ. Mang tính khách quan. Phân tích bằng thống kê. Thu thập thông tin qua: Điều tra và bảng hỏi (Survey and questionnaires - items); Các công cụ phân tích (vd google analytics); Máy cảm biến môi trường; Số liệu thống kê

Định tính trả lời cho các câu hỏi tại sao, như thế nào. Các câu hỏi tính chất mô tả, liên quan tới từ ngữ/ngôn ngữ, mang tính chủ quan hơn. Phân tích bằng cách tạo chủ đề. Thu thâp thông tin qua: Phỏng vấn sâu (in-depth interviews – guiding questions); Thảo luận (group discussion & focus group); Quan sát (observations); Điều tra và bảng hỏi (Survey and questionnaires).

Ưu nhược điểm của mỗi loại dữ liệu:

Định lượng: nhanh chóng, dễ thu thập, ít sai lệch. Tuy nhiên thiếu chiều sâu và thiếu bối cảnh.

Định tính: khó khăn và mất thời gian, có tính chủ quan. Tuy nhiên thông tin có chiều sâu (động lực, bối cảnh, lí do, kinh nghiệm, thái độ, hành vi…)

Các nguồn phân tích dữ liệu định tính:

  • Phỏng vấn sâu
  • Thảo luận nhóm
  • Bài phát biểu (speeches)
  • Bảng hỏi (questionnaire)
  • Nhật kí (journals/diaries)
  • Ethnographic methods (điền dã, dân tộc học)
  • Tài liệu (documents)
  • Quan sát (observation)
  • Tư liệu âm thanh, hình ảnh (audio, visual materials)
  • Websites
  • Mạng xã hội

(2) Phân tích dữ liệu định tính

Cần đảm bảo: Kỹ thuật phân tích, khung lý thuyết, công cụ.

Kỹ thuật: Xây dựng các nhóm tiêu chí phân tích (categories, đây là phần rất quan trọng của phân tích định tính): Theo diễn dịch: dựa vào nhưng khung lý thuyết, ý tưởng đã được công bố làm nền tảng. Các tiêu chí có thể xây dựng từ phỏng vấn,… Theo quy nạp: tiêu chí đi từ dữ liệu. Kết hợp cả diễn dịch và quy nạp để đưa ra tiêu chí.

Khung lý thuyết: là nền tảng lý luận để xây dựng ý tưởng nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu.

Sau phần trình bày, báo cáo viên đã nhận được nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của người tham dự: TS. Ninh Thị Hạnh: Mong muốn chuyên gia chia sẻ về thực tiễn, kinh nghiệm đào tạo của Bayreuth để tiếp cận giáo dục bền vững, xây dựng cộng đồng học tập,…

GS Gabriele Schrüfer: Nội dung hướng tới phát triển bền vững phụ thuộc vào việc muốn phát triển điều gì để lựa chọn nội dung dạy học, chú trọng tư duy hệ thống. Ví dụ: phát triển du lịch sẽ cần những yếu tố như hiện trạng, hướng phát triển,… Ngoài ra để phát triển bền vững thành công là một vấn đề rất lớn, tuy nhiên GS sẽ giới thiệu dự án “reflectory” là một công cụ trực tuyến với những dữ liệu hướng dẫn HS giải quyết các vấn đề trong chuyến tham quan giả lập, nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường.

Khách tham dự trực tuyến: Mong muốn giáo sư chia sẻ kĩ hơn về hoạt động thực tập thực tế tại trường phổ thông của SV (cần làm những hoạt động cụ thể nào?). Kinh nghiệm giúp SV tham gia học tập cộng đồng hiệu quả.

TS. Thân Thị Huyền: Mong GS chia sẻ thêm về nội dung cần thiết đào tạo cho SV kĩ năng thích ứng với tương lai. Những gợi ý về các hoạt động học tập định hướng phát triển kĩ năng phản tư của người học

GS Gabriele Schrüfer: SV có 3 lần đi thực tập, tham gia các hoạt động trực tiếp tại trường phổ thông, có đánh giá rất chặt chẽ. Sau khi trở thành thạc sĩ vẫn cần thực tập ít nhất 18 tháng và trong thời gian ấy cần dạy 16 giờ 1 tuần, được hướng dẫn bởi giáo viên có nhiều kinh nghiệm.

Liên quan đến học tập cộng đồng: không có công thức nào, mọi nội dung và phương pháp phụ thuộc vào thực tế muốn phát triển vấn đề gì? Ví dụ vấn đề tái chế: cần tự lựa chọn ý tưởng để làm việc với 1 cộng đồng, họ có vấn đề gì cần giải quyết,…

Để có khả năng thích ứng với tương lai theo quan điểm giáo dục bền vững cần những vấn đề như:  (1) Tư duy hệ thống (có kiến thức về mọi khía cạnh và nhìn nhận trong tổng thể); (2) Tư duy đa chiều; (3) Chuyển kiến thức thành hành động cụ thể.

Về hoạt động dạy học: tìm hiểu thêm cuốn sách Dạy học thông qua Địa lý. Cũng cần thay đổi văn hóa dạy học, người học tự quyết định cách thức mình sẽ học.

TS Nguyễn Văn Dũng: Có sự thống nhất về chuẩn đầu ra chung của các ngành đào tạo giáo viên trong một trường không?

GS Gabriele Schrüfer: Đây là vấn đề lớn, mỗi người (giáo sư, chuyên gia) trong ban xây dựng chương trình cần có quyền cân nhắc và đề xuất, có quyền quyết định việc mình muốn yêu cầu năng lực, kĩ năng gì.

Buổi seminar của GS. Gabriele Schrüfer và TS. Nguyễn Phương Thảo thực sự là một buổi chia sẻ bổ ích về tiếp cận giáo dục bền vững, xây dựng cộng đồng học tập, cập nhật những nội dung và yêu cầu mới đối với việc phát triển năng lực cũng như thúc đẩy, nâng cao năng lực nghiên cứu theo hướng tiếp cận định tính trong tương lai.

Seminar kết thúc vào 12h00’, ngày 12 tháng 11 năm 2024

Một số hình ảnh seminar:

1

2

3

4

5

6

Tin bài: Trợ lí khoa học khoa Lịch sử



Tags:


Bài viết khác

Báo cáo seminar chuyên môn “Ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc: trường hợp Việt Nam”

Báo cáo seminar chuyên môn “Ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc: trường hợp Việt Nam”

Vào hồi 8h30’ ngày 13/11/2024, TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Nga và TS Nguyễn Thị Bích đã trình bày các nội dung của

18/11/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Đa dạng hoạt động mở đầu trong dạy học Địa lí nhằm phát huy năng lực cho học sinh” và ”rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lí cho học sinh THPT”

Báo cáo seminar chuyên môn “Đa dạng hoạt động mở đầu trong dạy học Địa lí nhằm phát huy năng lực cho học sinh” và ”rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lí cho học sinh THPT”

Vào 8h00’ ngày 07/11/2024, ThS. Nguyễn Hà Trang đã trình bày các nội dung của 2 seminar chuyên môn: “Đa dạng hoạt động mở

17/11/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Dạy học lịch sử với phương pháp dự án trong chương trình giáo dục phổ thông 2018”

Báo cáo seminar chuyên môn “Dạy học lịch sử với phương pháp dự án trong chương trình giáo dục phổ thông 2018”

Vào hồi 10h20’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar:  “Dạy

08/11/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Bài thực hành trong SGK Lịch sử Trung Quốc và một số kinh nghiệm thiết kế bài lịch sử bài thực hành lịch sử 10 ở Việt Nam”

Báo cáo seminar chuyên môn “Bài thực hành trong SGK Lịch sử Trung Quốc và một số kinh nghiệm thiết kế bài lịch sử bài thực hành lịch sử 10 ở Việt Nam”

Vào hồi 9h00’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar:  “Bài thực

08/11/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 1991 đến năm 2018”

Báo cáo seminar chuyên môn “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 1991 đến năm 2018”

Vào hồi 8h30’ ngày 14/10/2024, TS. Phùng Gia Bách đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ

19/10/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Kết quả phân giới căm mốc trên thực địa, biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc”

Báo cáo seminar chuyên môn “Kết quả phân giới căm mốc trên thực địa, biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc”

Vào 8h30’ ngày 09/10/2024, PGS.TS. Phạm Văn Lực đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Kết quả phân giới căm mốc

10/10/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Một số vấn đề về xây dựng câu hỏi thi tốt nghiệp năm 2025”

Báo cáo seminar chuyên môn “Một số vấn đề về xây dựng câu hỏi thi tốt nghiệp năm 2025”

Vào 9h30’ ngày 3/10/2024, TS. Ninh Thị Hạnh đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Một số vấn đề về xây dựng

10/10/2024

Seminar phục vụ sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học phổ thông. Báo cáo viên: TS. Nguyễn Thùy Linh – Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2

Seminar phục vụ sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học phổ thông. Báo cáo viên: TS. Nguyễn Thùy Linh – Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2

Sáng ngày 03/11/2023, TS Nguyễn Thùy Linh đã trình bày 2 báo cáo Seminar phục vụ sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học phổ

03/11/2023

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức toạ đàm chuyên môn với giáo viên Lịch sử các trường THPT tỉnh Ninh Bình

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức toạ đàm chuyên môn với giáo viên Lịch sử các trường THPT tỉnh Ninh Bình

   Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội 2 với Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, sáng ngày

31/10/2023

0976.586.016