Chiều ngày 21/02/2024, TS. Ninh Thị Sinh và TS Trần Thị Thu Hà đã trình bày hai báo cáo Seminar về hai đề tài thú vị bằng hình thức trực tuyến.
Trong báo cáo thứ nhất của TS Ninh Thị Sinh với chủ đề: “Đóng góp của Nguyễn Trọng Thuật với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ (1934-1945)”, tác giả đã trình bày 3 phần trọng tâm. Đầu tiên, tác giả giới thiệu nguồn tư liệu và cách tiếp cận đề tài, đồng thời khái quát về phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934-1945).
Tiếp theo, tác giả trình bày các đóng góp của Nguyễn Trọng Thuật với phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934-1945): Ông đã viết nhiều bài, nhiều thể loại cho Tạp chí Đuốc Tuệ (1935-1940); Sử dụng đa dạng các thể loại văn xuôi để giải thích giáo lý đạo Phật; Truyền bá tư tưởng bình đẳng giới và quan tâm đến cuộc sống, đề cao vai trò của người phụ nữ.
Cuối cùng, tác giả đúc kết lại: Nguyễn Trọng Thuật là người có tư duy sáng tạo, độc lập, biết chắt lọc tư duy, Với tư tưởng nhập thế vững chắc, ông chủ trương đưa giáo lý đạo Phật vào trong đời sống.
Báo cáo thứ hai “Phản ứng và đối sách của Việt Nam qua cơ chế hợp tác MJC, MLC, LMI tại tiểu vùng sông Mê công (2008-2022)”, TS Trần Thị Thu Hà trình bày lần lượt 3 nội dung:
Thứ nhất, tác giả giới thiệu mục tiêu và lợi ích của các nước Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc ở tiểu vùng sông Mê Công.
Thứ hai, tác giả trình bày các lĩnh vực hợp tác của LMI, MJC, MLC ở Việt Nam. Mỗi nước đều có nhiều chính sách hợp tác với Việt Nam, đều là các đối tác quan trọng. Mỗi nước có những thế mạnh hợp tác riêng với Việt Nam.
Thứ ba, tác giả trình bày phản ứng và đối sách của Việt Nam với LMI, MJC, MLC. Việt Nam đã rất chủ động hợp tác và đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng thúc đẩy, tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ với LMI, MJC, MLC nhằm phục vụ sự phát triển của đất nước từ năm 2008 đến 2022.
Sau khi trình bày xong các báo cáo, các tác giả nhận được rất nhiều chia sẻ trao đổi, góp ý từ các thành viên tham dự Seminar.
Nhìn chung, các trao đổi, góp ý đều đánh giá cao đề tài thú vị của hai báo cáo viên, một đề tài đề cập đến một nhân vật lịch sử thời cận đại, một đề tài đề cập đến quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước lớn hiện nay. Nội dung của các báo cáo gợi mở ra nhiều vấn đề mới hấp dẫn, mong các tác giả sẽ tiếp tục “đào sâu”, mở rộng nghiên cứu thêm các khía cạnh khác của đề tài.
ThS Nguyễn Văn Nam - Giảng viên Khoa Lịch sử
Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 – 2025), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
14/03/2025
Trong không khí đầu xuân ấm áp và hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài năm 2025" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động,
08/03/2025
Thực hiện sứ mạng và kế hoạch năm học 2024 - 2025 của trường ĐHSP Hà Nội 2 về tổ chức hoạt động kết nối với các
21/02/2025
Vào 14h00 ngày 17/02/2025, Chi bộ Khoa Lịch sử long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027.
18/02/2025
Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào 14h00 ngày 11/2/2025, TS. Đặng Thị Thuỳ Dung đã tổ chức nghiệm thu đề tài
18/02/2025
Ngày 11/01/2025 tại Hội trường A1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã diễn ra vòng thi “Chung khảo Sinh viên HPU2 với
17/01/2025