Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Seminar chuyên môn, chủ đề "Đạo Phật vùng Tây Bắc" (Báo cáo viên: PGS.TS Phạm Văn Lực – Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2)

Sáng ngày 09/11/2023, PGS.TS Phạm Văn Lực đã trình bày báo cáo Seminar với chủ đề “Đạo Phật vùng Tây Bắc”. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

1-2

Trong báo cáo tác giả đã trình bày lần lượt 5 nội dung trọng tâm.

2

Nội dung đầu tiên, tác giả đặt vấn đề các chùa tháp ở Tây Bắc nguồn gốc từ đâu khi các dân tộc Tây Bắc (trừ dân tộc Lào) hầu như không chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Công giáo thế nhưng, trên địa bàn vùng Tây Bắc từ thế kỷ XIV lại xuất hiện một số chùa, tháp trong cộng đồng người Lào.

3

Phần tiếp theo, để giới thiệu khái quát về văn hóa Tây Bắc và Đạo Phật, tác giả đã trình bày về vị trí vùng đất Tây Bắc, những đặc trưng văn hóa và đạo Phật Tây Bắc.

4

Về đạo Phật ở Tây Bắc, tác giả giới thiệu 04 ngôi chùa, tháp của người Lào ở Tây Bắc: Tháp Mường Luân (Mường Lói - Điện Biên Đông - Điện Biên), tháp Mường Và (Mường Và - Sốp Cộp - Sơn La), chùa Vặt Hồng (Mường Sang - Mộc Châu - Sơn La), tháp Mường Bám (Mường Bám - Thuận châu - Sơn La). Báo cáo của tác giả đã giúp người đọc biết được vị trí, lịch sử xây dựng của từng công trình chùa, tháp.

5

Nội dung đặc sắc nhất của báo cáo là phần nội dung tác giả trình bày về nguồn gốc lịch sử và đặc trưng các chùa, tháp của người Lào ở Tây Bắc. Về nguồn gốc các chùa, tháp ở Tây Bắc, có nhiều quan điểm khác nhau, dựa vào các tư liệu mà tác giả sưu tầm được, tác giả khẳng định “nguồn gốc Đạo Phật ở Tây Bắc là của dân tộc Lào, nhưng không phải họ di cư đến biên giới Việt – Lào; mà họ vẫn ở đấy; vì vốn là cư dân của Đại Việt trước đây”. Về đặc trưng chùa, tháp ở Tây Bắc, tác giả đã trình bày một số đặc điểm: Đạo phật ở Tây bắc thuộc dòng Tiểu thừa, trước năm 1954, chùa, tháp chỉ có trong cộng đồng người Lào ở Tây Bắc Việt Nam và cho đến nay số lương còn rất ít, chỉ có 4 chùa tháp, quy mô nhỏ hẹp, số lượng sư tăng rất ít…

6

Từ những nghiên cứu trên, tác giả rút ra những kết luận:  Đạo Phật ở vùng biên giới Việt - Lào có nguồn gốc từ Lào, nhưng không phải do dân tộc Lào di cư đến, mà họ vẫn ở nguyên vị trí đó; chỉ có đường biên giới Việt Lào là có sự thay đổi qua từng thời kỳ lịch sử. Quy mô chùa, tháp cho đến nay còn rất nhỏ bé. Hiện nay các chùa, tháp ở Tây Bắc hầu như đang xuống cấp rất nhanh chóng, có nguy cơ sụp đổ không tồn tại.      

7

Sau khi trình bày xong các báo cáo, tác giả nhận được rất nhiều chia sẻ trao đổi, góp ý từ các thành viên tham dự Seminar. TS Ninh Thị Sinh chia sẻ báo cáo về đạo Phật vùng Tây Bắc rất đặc sắc, cung cấp nhiều kiến thức mới bổ ích và trao đổi đạo Phật ở Lào là tiểu thừa, vậy đạo Phật du nhập vào Lào từ phía Bắc xuống hay phía Nam lên. Văn hóa Thái ảnh hưởng lớn từ thời kì nào, khi mà lấn át văn hóa người Lào ở Tây Bắc, khiến đạo Phật Tây Bắc mất ảnh hưởng ở đây. TS Ninh Thị Hạnh cũng đánh giá rất cao nội dung chuyên sâu của báo cáo và băn khoăn đạo Phật ở Tây Bắc có chịu ảnh hưởng ở Phật giáo Mianmar hay không. ThS Nguyễn Văn Nam chia sẻ báo cáo có những nội dung rất hấp dẫn, nghiên cứu dựa trên sự khảo sát nguồn tư liệu rất phong phú, có điều tra điền dã và thắc mắc vấn đề người Lào và người Thái di cư từ vương quốc Đại Lý khi quân Mông Cổ xâm chiếm, vậy những dân tộc trên họ có mang ảnh hưởng Phật giáo của Vương quốc Đại Lý xuống vùng Tây  Bắc hay không.

8

Nhìn chung, các trao đổi, góp ý đều đánh giá cao công tác sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, nội dung của báo cáo nghiên cứu chuyên sâu, có nhiều phát hiện mới, rất hữu ích cho công tác giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên trong Khoa. Mong rằng, tác giả sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu đề tài của mình để vén màn nhiều hơn những bí ẩn về văn hóa vùng Tây Bắc.

ThS Nguyễn Văn Nam - Giảng viên Khoa Lịch sử



Tags:


Bài viết khác

Chi bộ Khoa Lịch sử tổ chức Lễ kết nạp đảng viên

Chi bộ Khoa Lịch sử tổ chức Lễ kết nạp đảng viên

Sáng ngày 05/06/2025 trong không khí trang nghiêm, ý nghĩa, Chi bộ khoa Lịch Sử - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 long trọng

12/06/2025

Seminar chuyên môn “Phát triển du lịch Bắc Hà, Lào Cai gắn với sản xuất nông nghiệp”

Seminar chuyên môn “Phát triển du lịch Bắc Hà, Lào Cai gắn với sản xuất nông nghiệp”

Vào hồi 13h30’ ngày 21/5/2025, PGS.TS. Đỗ Thị Mùi đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Phát triển du lịch Bắc

22/05/2025

Seminar chuyên môn “Khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí nhằm phát triển năng lực tìm hiểu Địa lí cho học sinh phổ thông”

Seminar chuyên môn “Khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí nhằm phát triển năng lực tìm hiểu Địa lí cho học sinh phổ thông”

Vào hồi 8h00’ ngày 20/5/2025, TS. Thân Thị Huyền đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Khai thác và sử dụng số

22/05/2025

Chi bộ Khoa Lịch sử tổ chức Lễ kết nạp đảng viên

Chi bộ Khoa Lịch sử tổ chức Lễ kết nạp đảng viên

Vào hồi 9h00 ngày 21/5/2025, Chi bộ Khoa Lịch sử đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho 3 quần chúng ưu

21/05/2025

Lễ Tổng kết và tri ân thầy cô – khóa k47 (niên khóa 2021 – 2025)

Lễ Tổng kết và tri ân thầy cô – khóa k47 (niên khóa 2021 – 2025)

Ngày 20 /5/2025, tại Hội trường 14-8, trường ĐHSP Hà Nội 2. Lễ Tổ kết và tri ân thầy cô dành cho sinh viên khóa K47 đã diễn

21/05/2025

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học khoa Lịch sử năm học 2024-2025

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học khoa Lịch sử năm học 2024-2025

Vào hồi 13h00, ngày 20/05/2024, tại hội trường 14-8 – trường ĐHSP Hà Nội 2 đã diễn ra “Hội nghị sinh viên Nghiên cứu

21/05/2025

Một buổi học - một hành trình để trở về

Một buổi học - một hành trình để trở về

Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025), ngày 7/5/2025 tại phòng học A1.3 (giảng đường

11/05/2025

0976.586.016