Báo cáo viên: TS. Phạm Thị Kiểu Ly – Luận án đạt giải thưởng GIS Asie 2020 tại Pháp. Vào 14h00 ngày 9/11/2021, Khoa Lịch sử đã mời TS. Phạm Thị Kiểu Ly, người vừa nhận Giải thưởng GIS Asie cho Luận án xuất sắc năm 2020 tại Pháp, chia sẻ những thông tin về “Cách Khai thác các phông tư liệu ở Pháp, Vatican và Bồ Đào Nha để nghiên cứu Lịch sử Việt Nam cận đại”. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Trong buổi nói chuyện này, Phạm Thị Kiểu Ly trình bày ba vấn đề chính. Thứ nhất, báo cáo viên giới thiệu về các phông tư liệu lưu trữ ở nhiều nơi thuộc Pháp, Vatican và Bồ Đào Nha, đồng thời chia sẻ cách khai thác các tư liệu gốc quý hiếm đó. Thứ hai, báo cáo viên trình bày những tư liệu mới và những phát hiện mới xoay quanh vấn đề Lịch sử chữ Quốc ngữ từ 1615-1919. Thứ ba, báo cáo viên chia sẻ một vài gợi mở về giá trị của các phông tư liệu đối với việc nghiên cứu một số vấn đề của Lịch sử Việt Nam cận đại.
Trong những nội dung đó, vấn đề được báo cáo viên dành sự quan tâm đặc biệt đến truyền giáo và chữ Quốc ngữ. Ý tưởng của báo cáo viên xoay quanh câu hỏi: vì sao Việt Nam chọn chữ Quốc ngữ trong bối cảnh ngôn ngữ bản địa ở Đông Nam Á phát triển rất mạnh mẽ? Bằng việc xây dựng một bối cảnh ngữ học truyền giáo, báo cáo viên đã khái quát quá trình ghi tiếng bằng văn tự latinh từ 1615 ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tác giả trình truyền bá Công giáo đến Việt Nam và chữ quốc ngữ. Rất nhiều tên tuổi đã được nhắc đến gắn với quá trình truyền bá Công giáo và latinh hóa, có thể kể đến Pina, Rhodes, Fontes, Majorica, Amaral và Barbosa. Những cuốn từ điển như cuốn từ vựng của Gaspar, Từ điển Việt-Bồ-La, hay những báo cáo của các giám mục ở Đàng Trong và Đàng Ngoài cũng được bàn đến.
Những nội dung chương trình tập huấn mà TS. Phạm Thị Kiểu Ly chia sẻ đã nhận được sự phản hồi và hưởng ứng tích cực của đội ngũ giảng viên Khoa Lịch sử. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề Công giáo, tính dị biệt và thống nhất trong phiên âm tiếng Việt, sự khác biệt về quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo trong cái nhìn so sánh với khu vực Mỹ Latinh, đó cũng là những gợi mở cho những thảo luận xa hơn sau buổi Tập huấn này.
Tập huấn kết thúc vào 16h03’, ngày 09 tháng 11 năm 2021
TS. Cao Thị Vân (Trợ lý khoa học - Khoa Lịch sử)
Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 – 2025), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
14/03/2025
Trong không khí đầu xuân ấm áp và hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài năm 2025" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động,
08/03/2025
Thực hiện sứ mạng và kế hoạch năm học 2024 - 2025 của trường ĐHSP Hà Nội 2 về tổ chức hoạt động kết nối với các
21/02/2025
Vào 14h00 ngày 17/02/2025, Chi bộ Khoa Lịch sử long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027.
18/02/2025
Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào 14h00 ngày 11/2/2025, TS. Đặng Thị Thuỳ Dung đã tổ chức nghiệm thu đề tài
18/02/2025
Ngày 11/01/2025 tại Hội trường A1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã diễn ra vòng thi “Chung khảo Sinh viên HPU2 với
17/01/2025