Vào 13h30 ngày 30/10/2021, TS. Cao Thị Vân – Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã chia sẻ những thông tin về “Hướng dẫn sinh viên lựa chọn và tiến hành nghiên cứu một đề tài Khoa học Lịch sử”.
Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Tham dự buổi Tập huấn này, ngoài sự có mặt của các thầy cô cố vấn học tập các khóa, còn có đông đảo các em sinh viên K44, K45, K46 và K47 của Khoa Lịch sử.
Trong buổi nói chuyện này, TS. Cao Thị Vân trước tiên giới thiệu về một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học Lịch sử thông qua việc lấy ví dụ cụ thể từ một công trình tiêu biểu của Yoshikawa. Những vấn đề như: thế nào được coi là một đề tài nghiên cứu lịch sử, luận điểm nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu là gì, bằng chứng khoa học có vai trò như thế nào? Có bao nhiêu dạng Tư liệu nghiên cứu? Tiến sĩ đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các bằng chứng khoa học và nguồn tư liệu gốc trong nghiên cứu lịch sử. Thông qua việc chia sẻ khai thác các thư viện, lưu trữ, báo cáo viên đã giúp sinh viên phân biệt hai dạng chủ đề: một là chủ đề đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chủ đề chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ngoài ra, Tiến sĩ đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề đạo văn (plagiarism) và làm thế nào để tránh lỗi đạo văn và sự cần thiết phải kiểm định/đánh giá tư liệu nghiên cứu. Theo Tiến sĩ, một nghiên cứu trước hết phải đảm bảo tính trung thực, tính trung thực đó chính là việc lấy gì của ai thì chỉ cho người đọc biết bằng cách trích dẫn nguồn cụ thể (citation). Đây là một lỗi khá phổ biến trong các nghiên cứu học thuật ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, Tiến sĩ chia sẻ một số dạng câu hỏi cần đặt ra để giúp kiểm định tư liệu, từ tư liệu gốc đến tư liệu thứ cấp.
Đặc biệt, TS cũng chia sẻ về cấu trúc một bài báo/một công trình nghiên cứu khoa học và các bước tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học lịch sử. Theo Tiến sĩ, cấu trúc của một đề tài có thể linh động, nó phụ thuộc vào trường/cơ quan nghiên cứu, thầy cô hướng dẫn, đề tài nghiên cứu và hướng tiếp cận. Từ đó, tác giả điểm qua một số phương pháp nghiên cứu điển hình của Khoa học Lịch sử.
Những nội dung chương trình tập huấn mà TS. Cao Thị Vân chia sẻ đã nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực của các sinh viên Khoa Lịch sử. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến đề tài nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu. Đây có thể xem là cơ hội cho sinh viên tiếp cận một công trình chuẩn mực trong nghiên cứu sử học.
Tập huấn kết thúc vào 15h40’, ngày 30 tháng 10 năm 2021
Báo cáo viên: TS. Cao Thị Vân – Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2
Vào 17h00 ngày 01/10/2024 tại Hội trường 14-8, Liên chi Đoàn khoa Lịch sử đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Liên
05/10/2024
Thực hiện Điều lệ Đoàn; theo kế hoạch công tác năm học 2024 - 2025; được sự đồng ý của Chi ủy khoa Lịch sử và Ban
21/09/2024
Vào 15h30 ngày 19/9/2024 tại phòng 207 tòa nhà A4, Chi đoàn K50C Sư phạm Lịch sử - Địa Lý đã tiến hành tổ chức Đại hội
21/09/2024
Vào 17h30 ngày 17/9/2024 tại phòng C1.6, Chi đoàn K50A Sư phạm Lịch sử - Địa Lý đã tiến hành tổ chức Đại hội chi đoàn
19/09/2024
Được sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Thường vụ Đoàn trường, Chi uỷ/ Ban Chủ nhiệm khoa và Ban Thường vụ Liên
15/09/2024
Vào 18h00p ngày 27/8/2024 tại phòng B2.3, Chi đoàn K49B Sư phạm Lịch sử - Địa Lý đã long trọng tổ chức Đại hội chi đoàn
15/09/2024
Thực hiện Công tác đoàn và Phong trào thanh niên năm học 2024 - 2025, được sự đồng ý của Chi ủy - Ban chủ nhiệm khoa Lịch
15/09/2024
Thực hiện Công tác đoàn và Phong trào thanh niên năm học 2024 - 2025, được sự đồng ý của Chi ủy - Ban chủ nhiệm khoa Lịch
08/09/2024
Vào 17h30p ngày 21/8/2024 tại phòng B2.3, Chi đoàn K47B Sư phạm Lịch sử đã long trọng tổ chức Đại hội chi đoàn nhiệm kỳ
06/09/2024