Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Hội thảo khoa học chủ đề “Kết nối giao thông Lào – Việt thời Pháp thuộc”

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học là các giảng viên, nghiên cứu viên ở trong và ngoài trường tham dự.

Chiều ngày 27/4/2021, tại văn phòng Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học “Kết nối giao thông Lào – Việt thời Pháp thuộc”. Đây là Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Bộ “Kết nối giao thông Lào – Việt thời Pháp thuộc và bài học cho giai đoạn hội nhập tiểu vùng Mê Công hiện nay” do TS.Nguyễn Thị Tuyết Nhung làm chủ nhiệm đề tài.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học là các giảng viên, nghiên cứu viên ở trong và ngoài trường tham dự.

Trong đó có 3 báo cáo viên được ban tổ chức lựa chọn để trình bày. Mở đầu Hội thảo là báo cáo khoa học của TS.Trần Ngọc Dũng với tựa đề “Cạnh tranh Anh – Pháp ở Đông Á nửa sau thế kỷ XIX”. Trong phần trình bày của mình tác giả đã tập trung khái quát toàn bộ bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Á nửa sau thế kỷ XIX để nhằm làm sáng tỏ những nguyên nhân, động lực và hệ quả của sự cạnh tranh giữa Anh – Pháp trong giai đoạn này. Tiếp theo phần trình bày của TS.Trần Ngọc Dũng là báo cáo của TS.Nguyễn Thị Tuyết Nhung với chủ đề “Giao thông đường thuỷ, đường bộ Lào – Việt thời Pháp thuộc”. Trong báo cáo của mình, TS.Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã cung cấp một bức tranh tổng thể về sự hình thành của hệ thống đường thuỷ, bộ Lào – Việt gắn liền với các chính sách cai trị thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Cuối cùng là phần trình bày của ThS.Cao Thị Vân với chủ đề “Thương mại triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX với Singapore: Nhìn từ nhân tố Lào”. Trong báo cáo này tác giả đã cung cấp một cách tiếp cận mới về vị trí của Lào trong dòng chảy thương mại khu vực nửa đầu thế kỷ XIX.

Sau phần trình bày của các báo cáo viên, Hội thảo bước vào phiên thảo luận vô cùng sôi nổi với rất nhiều các câu hỏi được đưa ra đều nhằm làm sáng tỏ hơn các nội dung nghiên cứu gắn với những biến chuyển quan trọng của khu vực và thế giới, trong đó có vị trí của Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX. Hội thảo thực sự trở thành một buổi sinh hoạt chuyên môn mang tính học thuật rất cao, gợi mở ra nhiều triển vọng nghiên cứu trong tương lai.

Sau 4 tiếng đồng hồ làm việc khẩn trương, khoa học, Hội thảo kết thúc vào hồi 18h cùng ngày.

Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:

Bài và ảnh: TS Nguyễn Văn Vinh



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

0976.586.016