Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Khoa Lịch sử tổ chức thành công hội thảo: Nghiên cứu và giảng dạy trong bối cảnh chuyển đổi số

Trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phát triển, thông qua các thiết bị có kết nối với internet, người học có thể tiếp cận với nguồn tri thức và học liệu số rất lớn. Do đó, nghiên cứu về chuyển đổi số ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu trong mọi lĩnh vực quan tâm. Với vai trò là một đơn vị đào tạo giáo viên, luôn nỗ lực cập nhật, đổi mới, khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức hội thảo: Nghiên cứu và giảng dạy trong bối cảnh chuyển đổi số. Hội thảo thu hút được sự quan tâm và tham gia viết bài của toàn bộ giảng viên trong khoa.

Hội thảo được tổ chức từ 14h00 đến 17h00 ngày 24/2/2022 dưới hình thức trực tuyến qua Google meet. Các báo cáo trong Hội thảo đều xoay quanh vấn đề chuyển đổi số trong các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy, từ đó nhận được sự trao đổi và thảo luận sôi nổi của các giảng viên trong khoa.

PGS.TS Phạm Văn Lực đã ứng dụng tư liệu số và các phần mềm CNTT hỗ trợ để phân tích và đánh giá các vấn đề nghiên cứu trong đề tài Ảnh hưởng của văn hóa thái trong một số dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc. Qua đó, tác giả đã đưa ra những kết luận thuyết phục về những ảnh hưởng của văn hóa thái đến các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc mà nổi bật là: Khơ Mú, Kháng, Mảng, Xinh Mun.

Thông qua báo cáo Một vài lưu ý trong quá trình dạy – học thời kỳ công nghệ số, TS Nguyễn Văn Minh khẳng định tầm quan trọng của chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực trong thời buổi hiện nay. Đồng thời, tác giả có khái quát quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam nói chung và trong giáo dục Việt Nam nói riêng thông qua những biểu hiện cụ thể.

Trong giới nghiên cứu hiện nay, rất nhiều nguồn tư liệu số hóa có giá trị được sử dụng, khoảng cách địa lí không còn cản trở quá nhiều quá trình nghiên cứu, tuy vậy ở nước ta hiện nay một số tư liệu rất giá trị vẫn chưa được khai thác và sử dụng dạng số hóa. Báo cáo Số hóa và sử dụng Châu bản trong nghiên cứu giao thương triều Nguyễn: trường hợp các chuyến công vụ sang Hạ Châu của TS Cao Thị Vân đã nỗ lực chứng minh Châu bản triều Nguyễn là một tư liệu hết sức quan trọng đối với nghiên cứu về giao thương triều Nguyễn thế kỷ XIX, nhất là những hoạt động buôn bán được thực hiện bởi các quan thuyền. Từ đó, báo cáo viên đặt ra vấn đề cần số hóa Châu bản để các nhà nghiên cứu có điều kiện thuận lợi hơn trong tiếp cận với tài liệu giá trị này.

Thạc sĩ Phan Thị Thúy Châm với báo cáo: Ứng dụng liveworksheet trong dạy học trực tuyến, đây là một báo cáo có tính ứng dụng rất cao, cung cấp gợi ý hữu ích để giáo viên, giảng viên tạo ra những phiếu học tập dạng số, hỗ trợ quá trình giảng dạy.Việc ứng dụng CNTT trong dạy học và kiểm tra đánh giá là tất yếu trong công cuộc chuyển đổi số giáo dục và đào tạo.

Trong suốt 3 tiếng báo cáo và thảo luận tích cực, rất nhiều vấn đề đã được trao đổi và làm sáng tỏ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên khoa Lịch sử đã tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin, tư liệu, học liệu số hóa trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy một cách tích cực, chủ động. Hội thảo không chỉ là cơ hội học hỏi, chia sẻ mà còn mở ra những hướng nghiên cứu mới để cán bộ giảng viên trong khoa tiếp tục tìm hiểu trong tương lai.

Một số hình ảnh tại hội thảo:  

Bài và ảnh: BTC Hội thảo



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Chúc mừng Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học Khoa Lịch sử năm học 2022 – 2023 đã diễn ra thành công rực rỡ!

21/05/2023

0976.586.016