Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

“Một nền thương mại đường: nghiên cứu trường hợp quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Singapore, 1820-1847”

Báo cáo viên: TS. Cao Thị Vân – Giảng viên Khoa Lịch sử-Trường ĐHSP Hà Nội 2 Vào 13h30 ngày 15/2/2022, TS. Cao Thị Vân – Giảng viên Khoa Lịch sử-Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trình bày chủ đề “Một nền thương mại đường: nghiên cứu trường hợp quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Singapore, 1820-1847”. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Trong buổi seminar này, TS. Cao Thị Vân đã trình bày các nội dung chính: 1) Sản xuất mía đường ở Việt Nam dưới triều Nguyễn (1820-1840); 2) Thương mại đường của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX (1820-1840); 3) Thương mại đường của quan thuyền; 4) Thương mại đường của thuyền bản địa.và đưa ra một số kết luận.

 Trong phần mở đầu tác giả, TS. Cao Thị Vân đã đề cập về việc sản xuất mía đường ở triểu Nguyễn Việt Nam (1820-1840). Báo cáo viên chia sẻ chính sách về mía đường của triều Nguyễn cho phép buôn bán đường rộng rãi ở Đàng Trong. Từ đó, thúc đẩy nền thương mại đường ở Đàng Trong phát triển và trở thành một mặt hàng cơ bản trong các thương phẩm xuất khẩu đến các quốc gia phương Tây.

Tiếp đó, vào đầu thế kỷ XIX, đường là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất đến Singapore từ 1839 đến năm 1945 trong khi đó tơ sống và gạo chỉ xếp thứ 2 thứ 3. Đường ở Việt Nam số lượng ít nhưng chất lượng rất tốt trong mối tương quan với Siam và Java. Các quan thuyền có am hiểu về giá cả. Quan thuyền xuất khẩu đường để nhập về vũ khí, đồ dùng cho hoàng gia và vải cho quân đội trong khi thuyền bản địa thường nhập về thuốc phiện.

Phần cuối, tác giả khẳng định đường của Việt Nam đã tham gia hệ thống thương mại mạnh mẽ vào khu vực Đông Nam Á. Thuyền mành và thuyền người Việt đều đóng vai trò quan trọng trong buôn bán đường. Thế kỷ XIX là một bước ngoặt thể hiện vai trò của thuyền Việt trong hệ thống buôn bán đường trong khu vực.

Sau phần trình bày, tác giả nhận được rất nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của các giảng viên, cán bộ trong Khoa như TS. Ninh Thị Sinh, TS. Nguyền Thị Ngọc Thảo, PGS.TS. Phạm Văn Lực, TS. Nguyễn Văn Dũng, TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung….Trong đó, TS. Ninh Thị Sinh bình luận: “báo cáo của tác giả cho người tham dự có nhiều nhận thức mới” và có câu hỏi: “Tại sao nhà Nguyễn lựa chọn Singapore là một kênh tiếp xúc với khoa học kỹ thuật phương Tây như súng, tàu hơi nước? Thời kỳ Minh Mệnh và Thiệu Trị có lệnh cấm thuyền của tư thương không? Đến thời Tự Đức có lệnh cấm thuyền tư thương không?”. TS. Nguyền Thị Ngọc Thảo có câu hỏi: “Hai kênh trao đổi là buôn bán quan phương hay buôn bán tư thương phát triển mạnh mẽ hơn…”. PGS.TS. Phạm Văn Lực mong muốn tác giả làm rõ hơn: “Cô Vân cho nhận thức mới Nhà Nguyễn không hoàn toàn bế quan tỏa cảng nhưng tại sao Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lỗ Trạch có những đổi mới canh tân đất nước, trong đó có mở rộng buôn bán nhưng lại không được chấp nhận?”…Seminar có những trao đổi rất sôi nổi và có nhiều nhận thức mới mẻ.

Hi vọng thông qua chủ đề seminar của TS. Cao Thị Vân sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về triều Nguyễn, cũng như quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Singapore trong giai đoạn 1820-1847.

Seminar kết thúc vào 16h00, ngày 15 tháng 02 năm 2022

Nguyễn Thị Ngọc Thảo (Trợ lý chính trị)



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Chúc mừng Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học Khoa Lịch sử năm học 2022 – 2023 đã diễn ra thành công rực rỡ!

21/05/2023

0976.586.016