Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Lịch sử

9h00 ngày 06/5/2022, 2 sinh viên Khoa Lịch sử là Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Thị Hằng (K44-SPLS) đã nghiệm thu đề tài “Dịch bệnh và ứng phó với dịch bệnh ở Việt Nam trong thế kỉ XIX”.

Buổi nghiệm thu được diễn ra theo hình thức trực tuyến. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Đề tài góp phần làm sáng tỏ về vai trò, cách ứng phó với dịch bênh của nhà Nguyễn trong thế kỷ XIX. Từ đó, có sự liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay.

Ngoài 2 sinh viên là báo cáo đề tài, tham gia hội đồng nghiệm thu đề tài gồm 05 thành viên, trong đó, TS. Nguyễn Văn Dũng giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng cũng có đại diện Phòng KHCN&HTQT- Dương Thị Quỳnh Oanh tham dự.

Tại buổi nghiệm thu, 2 sinh viên Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Mạnh đã trình bày báo cáo về kết quả nghiên cứu và một số nội dung cơ bản của đề tài Dịch bệnh và ứng phó với dịch bệnh ở Việt Nam trong thế kỉ XIX”.Tác giả trình bày ba vấn đề chính gồm: 1) Những đợt dịch bệnh diễn ra trong thế kỷ XIX 2) Cách thức ứng phó dịch bệnh của triều Nguyễn; 3) Những tác động về nhiều mặt tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và bài học kinh nghiệm cho công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay.

Công trình nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Mạnh đã nhận được ý kiến phản hồi, đóng góp tích cực, khoa học, khách quan, chuyên sâu từ phía các thành viên khoa học trong Hội đồng nghiệm thu. Kết thúc buổi nghiệm thu, Hội đồng đã đánh giá rất cao đối với công trình nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Mạnh, đề tài trên có thể tiếp tục được nghiên cứu mở rộng. Chủ tịch Hội đồng đề nghị sinh viên Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Mạnh tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng nghiệm thu để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài. Kết quả chấm điểm và đánh giá xếp loại Đề tài: xếp loại xuất sắc.

 Kết quả nghiên cứu đề tài là niềm vui, động lực lớn đối với sinh viên Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Mạnh trên con đường nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Chu Thị Thu Thủy trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: sinh viên vừa đi thực tập vừa làm khóa luận tốt nghiệp và tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 diễn ra lâu dài trên cả nước. Vì vậy, thành công của 2 sinh viên trong buổi nghiệm thu hôm nay có ý nghĩa truyền lửa nghiên cứu khoa học cho nhiều sinh viên Khoa lịch sử.

Hội đồng kết thúc vào lúc 11h00’, ngày 06/5/2022.

Nguyễn Văn Nam (Thư ký Hội đồng)



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

0976.586.016