Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

NỘI SAN SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỤC LỤC

CÁCH THỨC ĐỐI PHÓ VỚI DỊCH BỆNH CỦA TRIỀU NGUYỄN TRONG THẾ KỈ XIX   

VAI TRÒ CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG B.OBAMA (2008-2012)

SỰ DU NHẬP CÁC DÒNG TU CÔNG GIÁO CỦA TÂY BAN NHA VÀ BỒ ĐÀO NHA Ở KHU VỰC MỸ LATINH THẾ KỶ XV – XIX...

TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÌN GIỮ, BẢO TỒN VĂN HÓA TRONG KHAI THÁC TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC THÁI TỈNH SƠN LA..

 GIỚI THIỆU BÀI BÁO “GẠO VÀ THUỐC PHIỆN: NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG MẬU DỊCH CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX” CỦA TS. DƯƠNG VĂN HUY (VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á) ĐĂNG TRÊN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ SỐ 2 (2011) (1)

 GIỚI THIỆU BÀI BÁO “GẠO VÀ THUỐC PHIỆN: NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG MẬU DỊCH CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX” CỦA TS. DƯƠNG VĂN HUY (VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á) ĐĂNG TRÊN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ SỐ 2 (2011) (2)

 GIỚI THIỆU BÀI BÁO “CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA” CỦA TS. NGUYỄN SỸ TUẤN ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á SỐ 2/2007 (1)

 GIỚI THIỆU BÀI BÁO “CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA” CỦA TS. NGUYỄN SỸ TUẤN ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á SỐ 2/2007 (2)

 

 

CÁCH THỨC ĐỐI PHÓ VỚI DỊCH BỆNH CỦA TRIỀU NGUYỄN TRONG THẾ KỈ XIX

Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Thị Hằng - K44 Sư phạm Lịch Sử

Tóm tắt

Bước sang thế kỷ XIX, trong khi xã hội thì bộc lộ mức độ trầm trọng nhất là các cuộc khởi nghĩa nông dân và bạo loạn của quần chúng thì triều đình nhà Nguyễn phải đối mặt với dịch bệnh trong tình huống bị động, những hiểu biết về tình hình thế giới còn hạn chế. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng chưa có hệ thống CDC phòng bệnh, chưa có vắc xin, chưa có mạng toàn cầu Internet, chưa có các biện pháp vệ sinh dịch tễ ở địa phương… Bài báo đặt trong bối cảnh khi nhân loại đang phải đối phó với dịch COVID-19, từ đó quay lại với lịch sử thế kỉ XIX để xem xét cách thức đối phó, phòng ngừa khi dịch bệnh xảy ra của triều Nguyễn. Ở đây, có sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại, thậm chí là giữa hiện tại với tương lai. Vấn đề của quá khứ cũng đồng thời là vấn đề toàn thế giới đang phải đối mặt trong thời điểm hiện tại.

 

 

VAI TRÒ CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG B.OBAMA (2008-2012)

Nguyễn Quốc Khánh - Thào Hồng Sơn - K44 Sư phạm Lịch sử

Tóm tắt

Bài báo nhằm chứng minh chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là rất linh hoạt, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể để thỏa hiệp hay kiềm chế Trung Quốc. Mục tiêu chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ hướng vào đảm bảo sự thịnh vượng của kinh tế nước Mỹ, đồng thời chính sách biển Đông của Mỹ cũng đã được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên lợi ích quốc gia thực sự của nước Mỹ. Với thái độ thực dụng, bộ máy chính quyền Tổng thống Trump sẽ tính toán cụ thể vấn đề Biển Đông ở tầm cao chiến lược, bởi Mỹ rất xem trọng khu vực Biển Đông.

 

 

SỰ DU NHẬP CÁC DÒNG TU CÔNG GIÁO CỦA TÂY BAN NHA VÀ BỒ ĐÀO NHA Ở KHU VỰC MỸ LATINH THẾ KỶ XV – XIX

Hoàng Đức-Phan Nhung-K45 SPLS

Tóm tắt

Ngay từ thế ky XV, Giáo hội đã ủng hộ những hoạt động truyền giáo của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, thậm chí còn trao cho Bồ Đào Nha quyền được truyền giáo trên toàn bộ phương Đông. Các dòng tu Công giáo của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha mới thực sự trở thành những nhân vật danh tiếng của công cuộc chinh phục về mặt tinh thân cùng những kẻ xâm lược với công cuộc chinh phục về quân sự. Bài báo này nỗ lực khắc họa quá trình du nhập vào khu vực Mỹ latinh của hai dòng tu ở hai nước. Đồng thời, cố gắng nhấn mạnh rằng dù có một vài điểm khác biệt, nhưng lịch sử Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong hai thế kỷ XVI-XVII như có xu hướng xích lại gần nhau nhờ sự có mặt của các dòng tu Công giáo của hai quốc gia này trong khoảng thời gian từ thế kỷ XV đến XIX tại Tân thế giới, đây có thể xem là một thắng lợi lớn về mặt tinh thần mà họ đã đạt được ở nơi này. Vì dù thời gian có trôi đi, nhưng di sản của nó vẫn còn mãi với những kết tinh về văn hóa.

 

 

TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÌN GIỮ, BẢO TỒN VĂN HÓA TRONG KHAI THÁC TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC THÁI TỈNH SƠN LA

Nguyễn Thị Hằng - Bùi Thị Kim Oanh - K44 SPLS

Tóm tắt

Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, nơi đây có 54,7% dân số là dân tộc Thái. Trong quá trình định cư của mình trên mảnh đất Sơn La, người Thái đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều kinh nghiệm đã được đúc kết thành tri thức bản địa và trở thành biểu tượng của văn hóa Thái. Muốn gìn giữ những nét đẹp văn hóa đó, chúng ta cần phải có những biện pháp cụ thế để tránh chúng bị mai một theo thời gian. Bài luận này thảo luận trên hai khía cạnh cơ bản: (1) Các tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La; (2) Một số giải pháp giữ gìn, bảo tồn văn hóa trong khai thác tự nhiên để phát triển nông nghiệp của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La.

 

GIỚI THIỆU BÀI BÁO “GẠO VÀ THUỐC PHIỆN: NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG MẬU DỊCH CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX” CỦA TS. DƯƠNG VĂN HUY (VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á) ĐĂNG TRÊN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ SỐ 2 (2011)

Nguyễn Văn Thành – K47B SPLS

  1. Mở đầu

Về vị trí địa lý, Việt Nam và Trung Quốc có phần lãnh thổ tiếp giáp với nhau rất lớn, vì thế nên vấn đề về buôn bán chung chuyển hàng hóa qua lại giữa hai nước hoạt động luôn không ngừng nghỉ. Hoạt động trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được tiến hành từ rất xa xưa, nhưng với bài báo của TS. Dương Văn Huy ta sẽ nghiên cứu và làm rõ cụ thể vấn đề buôn bán của nước ta và Trung Quốc vào nửa đầu thế kỉ thứ XIX. Hàng hóa buôn bán giữa hai nước cũng là một đề tài lớn được các nhà nghiên cứu đề cập tới và muốn làm sáng tỏ, hàng hóa buôn bán giữa hai nước cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề phát triển của một đất nước trong một giai đoạn nhất định. Thứ hàng hóa trong bài báo của TS. Dương Văn Huy nhắc đến đó chính là Gạo và Thuốc phiện, một món hàng được các thương nhân rất ưa chuộng khi đem lại cho họ nguồn lợi nhuận khổng lồ.

  1. Nội dung

Gạo và Thuốc Phiện là hai mặt hàng quan trọng và nhạy cảm, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, với Việt Nam và Trung Quốc thì tầm ảnh hưởng lớn, không chỉ tích cực mà cả tiêu cực, là rất lớn. Hơn nữa, vấn đề buôn bán Thuốc phiện giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua rất nhiều thế kỷ, nhưng đến thời điểm hiện tại, có thể nói vấn đề đó vẫn còn nhức nhối. Bên cạnh đó, người Hoa trở thành lực lượng quan trọng, nắm giữ hầu hết các hoạt động mậu dịch dưới triều Nguyễn. Vì thế, bài báo của Dương Văn Huy hướng đến mục đích rõ ràng, không chỉ làm rõ hoạt động xuất khẩu gạo đổi lấy thuốc phiện của người Hoa, mà còn phân tích những tác động của nó tới đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam.

Trong bài báo, tác giả đã trình bày hai nội dung lớn: thứ nhất là hoạt động buôn bán gạo của Hoa thương ở Việt Nam; thứ hai là hoạt động buôn bán thuốc phiện của Hoa thương ở Việt Nam.

Đối với nội dung thứ nhất, hoạt động buôn bán gạo của Hoa thương ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng bằng chứng được thu lượm từ các tư liệu gốc và những tư liệu thứ cấp để chứng minh cho luận điểm của tác giả. Những tư liệu gốc ở đây là Đại Nam thực lục chính biên II (Nxb.Giáo dục,Hà Nội, 2007); Biên niên sử về Truyền bá Đức tin (Annales de la Propagation de la Foi), và cuốn truyện Quà lưu niệm từ vùng đất An Nam (Souvenirs du pays d'Annam). Từ đó nhiều bằng chứng đã được cung cấp, làm sáng tỏ nhiều luận điểm quan trọng.

Một là về quá trình mới bắt đầu buôn bán gạo của các Hoa thương, tác giả cho rằng đến năm 1825 các tư liệu cho biết có khoảng 40 chiếc thuyền buôn bán ở Nam Định và Hà Nội, hai cảng này trở thành những trung tâm xuất khẩu chủ yếu ở khu vực châu thổ sông Hồng. Ông cho biết chỉ riêng ở cảng Hải Phòng có hơn 500 tạ gạo xuất khẩu, ông cũng cho biết ở Hà Nội số lượng gạo xuất khẩu còn lớn hơn nhiều.

Hai là, về những tác động trực tiếp đến người dân Việt Nam, trong kết luận của Retord, ông cho biết thêm năm 1857 có một nạn đói khác và gạo đã tặng giá hơn 5 lần so với khi ông đến Bắc Kỳ. Năm 1865, sau nạn đói ở tỉnh Hải Dương có đến 8.000 người chết. Và đến kỳ hạn nếu các con nợ đó không có tiền trả thì Hoa thương đã nhắm số lúa thu hoạch của người đi vay mà bắt bí mua lại với một giá rẻ mạt.

Ba là, sự hợp tác giữa quan lại, chính quyền và thuế để đem lại nguồn lợi cho cá nhân. Lệnh cấm mậu dịch được ban ra với việc chỉ được dùng thuyền nhỏ: nhưng các quan chức chính quyền dựa vào các hành vi phạm pháp để làm giàu cho chính họ. Thuế thu tăng thềm 75 lạng bạc mỗi thuyền buôn trong những năm sau đó. Các thuyền buôn nhà Thanh kích thước nhỏ và vốn lại khiêm tốn, nên họ muốn dùng để buôn bán. Họ yêu cầu nhà vua giảm thuế mới. Năm 1825, thuế được miễn trừ chủ yếu phụ thuộc vào lượng gạo trở trên tàu với các thuyền buôn ngoại quốc tại cảng Việt Nam, nhất là thuyền buôn từ Siam và Hạ Châu. Bên cạnh đó, gạo được các Hoa thương vận chuyển đi với khối lượng không nhỏ cũng do sự cho phép của các quan lại ở đây.

Bốn là những tác động đến triều Nguyễn. Báo cáo này là nguyên nhân dẫn đến chính quyền nhà Nguyễn phục hồi lại lệnh cấm, cho nên những người Việt địa phương không được phép bán gạo cho Hoa thương hoặc các thương nhân nước ngoài khác. Cho nên, chính quyền Việt Nam thi hành hệ thống này nên mỗi thương nhân có được hạn ngạch buôn bán gạo nhất định dưới sự giám sát và phân phối của chính quyền nhà Nguyễn ở Vân Đồn. Triều đình Huế đã phải ban hành lệnh cấm tư thương buôn bán gạo vào năm 1845.

Nội dung thứ hai là hoạt động buôn bán thuốc phiện của Hoa thương. Với nội dung này, tác giả khai thác một cách đáng kể tư liệu gốc từ Đại Nam thực lục chính biên IV và báo cáo của Crawfurd“Crawfurd’s report on the state Annamese Empire” (Trong The Mandarin road to Old Hue, 1970). Đối với nội dung này, tác giả đã đi sâu vào phân tích ba ý lớn. Một là quá trình thuốc phiện du nhập vào Việt Nam. Hàng hóa giữa Trung Quốc và Đàng Ngoài được lưu thông chủ yếu là hương liệu, các sản phẩm dược liệu được xuất khẩu từ Đàng ngoài đến Trung Quốc. Bên cạnh đó, Đàng ngoài cũng nhập khẩu lượng thuốc lớn thuốc bắc hỗn hợp từ Trung Quốc. Thuốc phiện được đưa vào tiêu thụ ở Việt Nam không chỉ như một loại thuốc trị bệnh mà còn như một loại thuốc hút. Thuốc phiện được hút ở Việt Nam đầu tiên chủ yếu trong giới Hoa kiều, sau đó sang các tầng lớp nhân dân. Triều đình Huế thường xuyên ra lệnh cấm dùng thuốc phiện như các lệnh năm 1817, 1820, 1824, 1832, 1840, 1852, 1853 và 1856 nhưng đều không thành công, cả việc buôn lậu thuốc phiện đều không chấm dứt. Đối với lượng thuốc phiện xâm nhập vào Việt Nam qua các con đường, một số nhỏ thuốc phiện được vận chuyển bằng thuyền, nhưng phần lớn xâm nhập bằng đường bộ.

Hai là, sự can thiệp của triều đình Nguyễn. Thuốc phiện được coi như một mặt hàng nguy hiểm, nên nó bị hạn chế ở Việt Nam. Dười thời kỳ nhà Nguyễn, chính sách đối với thuốc phiện liên tục được thay đổi. Năm 1835, triều đình Nguyễn đã ban bố những quy định về việc tố cáo, tố giác, cũng như kiểm tra và bắt giữ những người dính líu đến việc buôn lậu và hút thuốc phiện. Những ai tố cáo người hút hoặc buôn lậu thuốc phiện sẽ được thưởng hơn 20 lạng bạc dựa trên con số người buôn bán hoặc tàng trữ thuốc phiện. Cùng thời gian đó, nhiều biện pháp nghiêm khắc được đưa ra để ngăn chặn người nước ngoài đưa thuốc phiện vào Việt Nam.

Ba là, thực dân Pháp xâm lược và tham gia vào hoạt động buôn bán thuốc phiện. Ngay sau khi Pháp bắt đầu công cuộc chinh phục miền Nam và chính quyền Pháp ở Nam kỳ, họ đã cố gắng siết chặt việc buôn bán thuốc phiện của người Hoa. Do những kết quả Pháp đã đạt được, đây trở thành một lý do để người pháp thực hiện phân chia và hình thành các nhóm người Hoa hay tăng giá cho việc tinh chế thuốc phiện; thậm chí khuyến khích các hoạt động buôn bán thuốc phiện phi pháp, và có sự điều chỉnh giữa chính quyền thực dân và Hoa thương để người Pháp có được lợi nhuận lớn nhất. Ở Việt Nam, gần 60% hoạt động buôn bán thuốc phiện được thực hiện qua các thương gia hoạt động phi pháp.

Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng phương pháp làm việc với tài liệu lưu trữ để khai thác tư liệu gốc. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng nguồn tư liệu thứ cấp thông qua phương pháp tiếp cận các tài liệu ảo. Nhờ đó, bài viết tập hợp được khối lượng lớn tư liệu quý.

Vì thế, bài báo của Dương Văn Huy có nhiều đóng góp quan trọng. Bài báo trước hết lý giải cho hoạt động buôn bán của Việt Nam gắn với Hoa thương. Bài báo đã làm sáng tỏ được một số vấn đề quan trọng như: Hoạt động buôn bán gạo, thuốc phiện của Hoa thương và vai trò của nó. Nhờ những nguồn tư liệu quan trong bài báo đưa ra đã góp một phần lớn vào công cuộc ngăn chặn các hoạt động buôn bán chất cấm ngày nay vẫn còn tồn tại ở vùng biên giới phía Bắc và cũng có tác động mạnh mẽ đến người đọc có cái nhìn mới về chính quyền nhà Nguyễn. Những luận điểm tác giả đưa ra đều có những tài liệu, bằng chứng xác thực, những lí luận tác giả đưa ra chặt chẽ. Do vậy em đồng ý những luận điểm và bằng chứng của tác giả.

Tuy nhiên, bài báo vẫn còn những điểm tồn tại. Trước hết, bài báo đi sâu vào những tác động tiêu cực của hoạt động buôn bán trong khi những tác động tích cực từ những thương nhân người Hoa mang lại vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động từ hai phía, trong đó 1 bên là triều đình nhà Nguyễn, vây nên không thể nói tất cả những tác đều tiêu cực tới xã hội Việt Nam đều bị ảnh hưởng do các thương nhân người Hoa. Tiếp đến là luận điểm tác giả đưa ra là: Người Pháp đã kiểm soát được tình hình thuốc phiện ở Nam kỳ”, luận điểm đó theo em là chưa có tính thuyết phục. Do đó, tác giả nên nhìn toàn bộ thời kỳ đó một cách khách quan nhất để tiếp nhận được những góc độ tiêu cực và tích cực khác nhau của thương nhân người Hoa. Nên bổ sung thêm yếu tố tác động đến xã hội từ chính người dân và chính quyền trong nước, những sự hợp tác của triều đình với Hoa thương để dẫn đến xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

GIỚI THIỆU BÀI BÁO “GẠO VÀ THUỐC PHIỆN: NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG MẬU DỊCH CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX” CỦA TS. DƯƠNG VĂN HUY (VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á) ĐĂNG TRÊN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ SỐ 2 (2011)

Lê Thị Trà – K47A SPLS

  1. Mở đầu

Khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ XIX là một cột mốc thời gian đặc biệt, thu hút sự tò mò, hứng thú không chỉ ở riêng các nhà nghiên cứu khoa học mà ngay cả các độc giả cũng rất quan tâm về chủ đề này. Tác giả muốn tìm hiểu về hoạt động mậu dịch của người Hoa ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX để thấy được bức tranh thương mại trao đổi buôn bán giữa hai mặt hàng trọng điểm là gạo và thuốc phiện. Qua đó giúp mọi người thấy được khung cảnh xã hội đầy những biến động, phía sau của những thủ đoạn bất chấp để kiếm lợi nhuận, đã gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân lúc bấy giờ. Từ đó tác giả muốn giửi gắm thông điệp tới mọi người về vấn đề thương mại, dù thời kỳ nào thì việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh tế luôn là một vấn đề cực kỳ quan trọng và cần phải quan tâm.

  1. Nội dung

Mục đích nghiên cứu của tác giả khi viết bài báo này là để làm sáng tỏ vấn đề hoạt động mậu dịch của người Hoa ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XIX với hai mặt hàng quan trọng và nhạy cảm là gạo và thuốc phiện. Hoạt động mậu dịch trao đổi hàng hóa giữa các nước có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi đất nước. Nếu mặt hàng gạo có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề kinh tế và ổn định xã hội của Việt Nam thì thuốc phiện lại là mặt hàng buôn bán quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp cả khu vực. Song hoạt động buôn bán này chủ yếu diễn ra trên phương thức buôn lậu của các Hoa thương ở Việt Nam. Hầu như Hoa thương đã can thiệp rất sâu vào các hoạt động thương mại của Việt Nam ở thời kỳ nay, những hoạt động này nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Tác giả muốn làm sáng rõ hoạt động mậu dịch của Hoa thương ở Việt Nam với hai mặt hàng đó đã có tác động, biến đổi như thế nào tới cuộc sống xã hội của người dân và những chính sách của thời kỳ này.

Bài báo trình bày với hai nội dung lớn: thứ nhất là hoạt động buôn bán gạo của Hoa thương ở Việt Nam; thứ hai là hoạt động buôn bán thuốc phiện của Hoa thương ở Việt Nam.

2.1. Hoạt động buôn bán gạo của Hoa thương ở Việt Nam.

Tác giả đã sử dụng những bằng chứng từ “tư liệu gốc” và “tư liệu ảo” nhằm chứng minh cho luận điểm thứ nhất này. Cụ thể là:

Tác giả đưa ra sự đối lập rằng trong khi dân số tăng nhanh tại Trung Quốc, thì diện tích canh tác trồng lúa lại bị thu hẹp ở nhiều nơi do chiến tranh tàn phá, hoặc những diện tích trồng lúa không tăng kịp so với nhịp độ tăng dân số. Ngoài ra, trong trong thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nhà Thanh Trung Quốc, chiến tranh nổ ra triền miên, cộng với việc đói kém mất mùa sảy ra thường xuyên. Cho nên, việc thiếu lương thực đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với Trung Quốc. Chính vì vậy, trong các hoạt động buôn bán nhà Thanh khuyến khích các hoạt động nhập khẩu gạo nhất là hoạt động lúa gạo với Thái Lan và Việt Nam.

Cụ thể hơn về việc Hoa thương tham gia vào hoạt động buôn bán gạo ở Bắc Kỳ có thể tìm thấy trong những bức thư của Pierre André Retord, Cha sở tòa thánh tây Tonkin.

Tác giả cũng cho rằng việc xuất khẩu gạo quá đáng sẽ tạo ra thiếu hụt ở chính Việt Nam, làm tăng giá và cuối cùng gây bất ổn về xã hội. Do đó chính quyền nhà Nguyễn cần ngăn chặn thật không dễ vì người Hoa luôn có nhu cầu và việc xuất khẩu sang Trung Quốc kể cả bất hợp pháp vì có lời rất lớn. Bên cạnh đó còn có cả ngư dân hay thương nhân Việt Nam cũng thông đồng với thương nhân người Hoa để cung ứng cho nền thương mại này.

Tác giả từ đó chứng minh rằng triều đình Huế ý thức được điều đó và tora quan ngại. Trong thế kỷ XIX, triều đình liên tục ban hành các quy định hạn chế đối với các quy định hạn chế đối với các hoạt động buôn lậu gạo ra nước ngoài. Đến thời kỳ những năm 70 và 80 của thế kỷ XIX, việc mở cửa khẩu đã có những hậu quả tai hại, đặc biệt ở Bắc Kỳ. Triều đình vì thiếu kinh nghiệm cùng chính sách kinh tế, thiếu nhân viên chuyên môn, nên không có khả năng kiểm soát những cơ chế của thương nghiệp với nước ngoài, nhất là đối với Hoa thương. Triều đình cũng không biết cả cái cơ chế định giá của thị trường tự do.

Có thể nói rằng việc nạn đói thường xuyên sảy ra ở Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn, nghiêm trọng nhất là những nạn đói xảy ra ở thời kỳ Bắc kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam. Nạn đói sảy ra do thiếu hụt gạo trong nước bởi vấn đề gạo ở Việt Nam bị vận chuyển quá nhiều ra ngoài biên giới qua các hoạt động thương mại của Hoa hương và nhất là các hoạt động buôn lậu lúa gạo. Điều này một lần nữa phản ánh những hoạt động thương mại này của Hoa thương cũng đá có tác động không tốt tới đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, và là nguyên nhân gây nên trình trạng bất ổn về an ninh lương thực và dẫn đến nạn đói triền miên sảy ra ở Miền Bắc Việt Nam thời kỳ này.

2.2. Hoạt động buôn bán thuốc phiện của Hoa thương ở Việt Nam.

Trong bài báo, tác giả tiếp tục sử dụng bằng chứng lấy được từ “tư liệu gốc” và “tư liệu ảo” để chứng minh cho luận điểm thứ hai.

Đầu thế kỉ XVIII,thuốc phiện được đưa vào tiêu thụ ở Việt Nam không chỉ như một loại thuốc trị bệnh mà còn như một loại thuốc hút. Thuốc phiện được hút ở Việt Nam đầu tiên chủ yếu trong giới Hoa kiều, sau đó lan dần sang các tầng lớp nhân dân người Việt và kể cả tầng lớp quan lại. Và việc buôn bán thuốc phiện có liên quan chặt chẽ với việc buôn bán gạo của Hoa thương Việt Nam trong thế kỷ XIX.

Thuốc phiện và các mặt hàng khác từ Trung Quốc tràn ngập vào thị trường Việt Nam qua con đường biên giới trên bộ và đường biển,từ Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông tới Bắc Kỳ và cũng từ Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Thượng Hải, Hải Nam tới Trung và Nam Kỳ. Khu vực Bắc Kỳ có vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, nên thuốc phiện đưa vào Việt Nam rất dễ dàng, nhất là ở Bắc Kỳ, bằng cả hai con đường bộ và đường biển và cả hai hình thức là thương nhân và bọn buôn bán phi pháp. Thuốc phiện đến qua đường bộ chủ yếu được vận chuyển lậu qua đường Vân Nam và Quảng Tây.

Trong những năm đầu thời Tự Đức, việc hút thuốc phiện đã tràn lan khắp nơi, thậm chí đến cả bộ phận quan lại. Những người hút bao gồm những người dân địa phương cũng như những quan lại hoang thân quốc thích. Nhiều thương nhân đã thuê nhiều ngư dân địa phương vận chuyển thuốc phiện đến Việt Nam cho họ, và những thương nhân khác thì dùng những khách đi thuyền vận chuyển thuốc phiện.Những loại hình ở Việt Nam khiến cho việc bắt giữ kẻ phạm tội trở nên khó khăn hơn.

Vào đầu thời kỳ trị vì của hoàng đế Gia Long, thuốc phiện là mặt hàng không bị đánh thuế. Thuốc phiện được coi như một mặt hàng nguy hiểm, và bị hạn chế ở Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn. Chính sách đối với thuốc phiện được thay đổi liên tục. Chính sách cấm thuốc phiện trên hai phương diện :thứ nhất, nhập khẩu thuốc phiện bị cấm,thứ hai là hút thuốc phiện hoặc phát tán thuốc phiện cũng bị cấm.

Nhiều thương nhân người Hoa vẫn tiếp tục chở thuốc phiện đến Việt Nam buôn bán, bất chấp các lệnh cấm của Triều đình Huế đưa ra. Thuốc phiện ở Bắc Kỳ chủ yếu được các Hoa thương mang đến bằng đường bộ và đường biển,nhờ vị trí địa lý tiếp giáp với Trung Hoa, nhất là các trung tâm thương mại khu vực Nam Trung Hoa, vì vậy thuốc phiện tràn ngập vào Bắc Kỳ cũng từ khu vực này. Vân Nam là khu vực vận chuyển thuốc phiện qua đường bộ lớn nhất tới Bắc Kỳ qua mạng lưới thương mại Việt-Trung.

Buôn lậu thuốc phiện đường Biển từ Trung Quốc đến Việt Nam cũng đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Hoa thương, chính vì vậy bất chấp lệnh cấm và những hình phạt đưa ra, các Hoa thương ngày càng tăng cường đưa thuốc phiện vao thị trường Việt Nam.

Ngay sau khi Pháp bắt đầu công cuộc chinh phục miền Nam và chính quyền Pháp ở Nam Kỳ đã cố gắng xiết chặt việc buôn bán thuốc phiện của người Hoa. Tuy vậy, thực dân Pháp vẫn không hoàn toàn kiểm soát được thị trường thuốc phiện ở Bắc Kỳ trong những thập niên cuối thế kỷ XIX.

Có thể nói, cho dù là thời kỳ quân chủ độc lập hay thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến thì buôn bán thuốc phiện ở Việt Nam vẫn là người Hoa, sự thay đổi chính trị hầu như không ảnh hưởng tới các hoạt động buôn bán mặt hàng này,thậm chí lợi dụng việc đó để Hoa thương càng mở rộng hơn quy mô buôn bán thuốc phiện của mình,nhất là các hoạt động buôn lậu.

Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng phương pháp làm việc với tài liệu lưu trữ. Nhiều tư liệu đã được khai thác, chẳng hạn như: Minh Mệnh Ngữ Trị Văn (Viện Hán Nôm.A118/1), Minh Mệnh Tấu Nghị (Viện Hán Nôm, Vhv.96/6, tr.10-28), Tự Đức Chiếu (Tư liệu Thư viện Việt Nghiên cứu Hán Nôm, Ký hiệu A.58, tr.121), và Thường Hành Điển Lệ (Tư liệu Thư viện Nghiên cứu Hán Nôm, Ký hiệu A.2102, tr.50). Ngoài ra, một lượng lớn các tư liệu gốc khác và tư liệu thứ cấp cũng được sử dụng, đó là cuốn Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ (Nxb.Thuận Hóa, Huế, 1993) và cuốn sách của Shiharu Tsuboi Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa từ 1847 đến 1885 (Ban Khoa học xã hội Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, 1990).

Bài báo đã đóng góp góc nhìn về hoạt động mậu dịch của người Hoa ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XIX. Với hai mặt hàng trao đổi quan trọng và nhạy cảm của thời kỳ này là gạo và thuốc phiện đã tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế -xã hội ở Việt Nam. Từ đó thấy được bức tranh trao đổi buôn bán ở thời kì này diễn ra rất phức tạp với những đường buôn lậu kết hợp nhiều quy mô,mặc dù chính quyền đã đưa ra các chính sách nhằm hạn chế gây ra sự mất ổn định của xã hội,nhưng hầu như các Hoa thương đã can thiệp sâu và khó để có thể kiểm soát.Giúp cho độc giả hiểu biết thêm về một phần của hoạt động buôn bán trong thời kì này.Đồng thời bài báo góp phần làm phong phú những nguồn kiến thức, tư liệu giúp cho việc nghiên cứu,giảng dạy,học tập trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn khi tiếp cận về chủ đề này. Em đồng ý với những luận điểm và bằng chứng của tác giả đã đưa ra ở trong bài báo.Với luận điểm tổng quan được trình bày khái quát, trình tự theo chủ đề, tác giả đã nêu rõ được bối cảnh,nguyên nhân của hoạt động buôn bán gạo và thuốc phiện của Hoa thương trong thời kì này. Bên cạnh thu thập các tài liệu nghiên cứu đã phần nào lột tả được diễn biến của hoạt động trao đổi lúc bấy giờ.Giúp cho độc giả hiểu thêm về một thời kỳ xã hội trong quá khứ đã từng có khoảng thời gian thương trường như vậy.

Tuy nhiên, bài báo chú trọng về hoạt động mậu dịch của Hoa thương ở Việt Nam và đề cập tới tác động của việc trao đổi buôn bán ảnh hưởng tới đời sống của xã hội ở thời gian này nhưng vẫn còn nêu một cách chung chung chưa cụ thể về sự khó khăn của người dân hai nước gặp phải. Bên cạnh đó chưa nhấn mạnh về tác hại của việc sử dụng thuốc phiện có ảnh hưởng như thế nào không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả sức khỏe và tinh thần.Và bên cạnh các mặt hạn chế thì việc trao đổi buôn bán này còn có cả những mặt tích cực nhưng vẫn chưa đi sâu đề cập một cách cụ thể.

Bài báo chưa có phần tóm tắt toàn bộ nội dung để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt, bao quát được vấn đề. Ở phần chú thích (49) tác giả trích dẫn nội dung nhưng không ghi nguồn gốc. Theo em, về phần nội dung, tác giả cần mở rộng, phân tích sâu hơn về ảnh hưởng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở thời kì này để người đọc có thể thấy được sự khó khăn vất vả của người dân nơi đây. Bên cạnh đó cần bàn thêm về việc sử dụng thuốc phiện có ảnh hưởng như thế nào đối với từng tầng lớp xã hội, cũng như các chính sách mà chính quyền đề ra có những mặt tích cực và hạn chế nào. Và cũng cần đề cập đến mặt tích cực mà hoạt động mậu dịch đem lại. Về hình thức, tác giả cũng nên bổ sung thêm phần tóm tắt để người đọc dễ dàng nắm bắt rõ nội dung và hàm ý mà tác giả muốn truyền đạt. Cần ghi rõ, bổ sung nguồn gốc của phần chú thích không để trống. Và nếu có thêm các tài liệu gốc để có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin chính xác tạo độ uy tín tin cậy cao.

 

GIỚI THIỆU BÀI BÁO “CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA” CỦA TS. NGUYỄN SỸ TUẤN ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á SỐ 2/2007

Phạm Tùng Lâm – K47B SPLS

  1. Mở đầu

Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn kết với nhau chặt chẽ, điều này đã được thực tế chứng minh: Nếu một giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục trặc thì đều tổn hại đến lợi ích của cả Campuchia và Việt Nam. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên.Mặt khác, sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về lịch sử khiến cho nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới.

 Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác trở thành dòng mạch chủ đạo trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Điều này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho hợp tác khu vực Đông Nam Á nói chung và quan hệ giữa ba nước Đông Dương nói riêng có bước phát triển tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh mới đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng được tăng cường và thúc đẩy theo hướng hợp tác tích cực.

  1. Nội dung

Campuchia là một nước láng giềng thân thuộc đối với nhân dân Việt Nam, do vậy, từ lâu quan hệ hai nước đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu về đất nước Campuchia và mối quan hệ Campuchia - Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam nhìn nhận, đánh giá trên nhiều phương diện, phản ánh sự phát triển không ngừng mối quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc.

Bài báo của Nguyễn Sỹ Tuấn nhằm mục đích vạch ra những thuận lợi và khó khăn của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia, từ đó hướng đến tăng cường và thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước để cho nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới.

Trong bài báo này, tác giả trình bày ba nội dung lớn, cụ thể như sau

Thứ nhất, sự hình thành và phát triển của Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia

Tác giả cho rằng người Việt đến Campuchia từ rất sớm nhưng chia thành nhiều đợt, gắn với từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Những người Việt đầu tiên di cư đến đây được ghi nhận trong các thư tịch cổ Việt Nam từ đầu thế kỷ XVII gắn với mối quan hệ giao hảo giữa hai nước, đặc biệt là sau các sự kiện vua của Chân Lạp cưới công chúa Ngọc Vạn, và chúa Nguyễn lập các thương điểm, trạm thu thuế ở khu vực Sài Gòn, Bến Nghé (1623). Từ đây, rất nhiều người Việt lên làm ăn buôn bán ở Chân Lạp. Người Việt thường mang gạo muối và nhiều đồ gia dụng khác lên bán ở Chân Lạp. Tác giả đã dẫn Đại Nam thực lục chính biên rằng đến cuối thế kỷ XVIII, tỉnh hình buôn bán giữa hai nước đã phát triển đến mức khó có thể kiểm soát. Đến đầu thế kỷ XIX, người Việt lên buôn bán ở Chân Lạp ngày một đông, có tháng đến hơn 500 người. Cùng với các thương nhân còn có một bộ phận cư dân người Việt lên sinh sống ở Campuchia. Ban dầu họ đến và định canh ở vùng giáp ranh biên giới Campuchia-Việt Nam, nhưng sau đó với sự đồng ý của vua Ang Sô, một bộ phận nhỏ vào định cư ở sâu trong nội địa thuộc Peamchor, Koh Thom, Prek Dack, Chrỗichăngwar, U Đông, một bộ phận khác đến định cư ở khu vực tả ngạn Sông Mê Công.

Theo tác giả, mục đích người Việt di cư rất đa dạng, một số vì hoàn cảnh khó khăn tại quê hương bản quán, số khác vì chiến tranh, hoặc vì nạn đói, nhất là các tỉnh giáp với Campuchia đã tìm mọi cách sang Campuchia làm ăn sinh sống. Bên cạnh đó, trong dòng người sớm sang Campuchia còn có một số tín đồ đạo Thiên chúa lánh nạn tôn giáo dưới triều vua Tự Đức. Số dân di cư này chủ yếu làm các nghề tự do, sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ hoặc đánh bắt cá dọc sông Mê Công hay Tôn Lê Sáp.

Ngoài số cư dân lên làm ăn sinh sống theo con đường tự do nói trên còn có một bộ phận người Việt Nam được người Pháp tuyển mộ lên Campuchia. Những người này được chia thành hai loại. Những người có học vấn cao hay có chuyên môn được tuyển chọn sang phục vụ trong bộ máy hành chính của thực dân hoặc làm công chức hay tư chức trong các cơ sở y tế, giáo dục, bưu điện vv...

Một loại khác đông đảo hơn là những người nghèo được tuyển mộ sang phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa tại các đồn diễn cao su của thực dân Pháp vào những năm 20 của thế kỷ XX. Số này lên tới cả 100.000 người. Họ là những dân “contrat” mà cuộc đời, số phận bị buộc chặt vào các bản giao kèo, vào những đồn điền cao su “đi dễ khó về” ở Kôngpõng Châm, Kratie và các tỉnh lân cận.

Tác giả đã sử dụng cả nguồn tư liệu sơ cấp và thứ cấp để chứng minh cho những luận điểm của mình. Cụ thể là trong sách Đại Nam thực lục chính biên, cuốn sách của Khin Sok với từa đề Campuchia giữa Thái Lan và Việt Nam (từ 1775-1860) [Le Cambode entre le Siam et le Vietnam (de 1775 à 1860), và trong Tư liệu lịch sử về phong trào Việt kiều yêu nước ở Campuchia.

Thông qua những số liệu của tác giả chúng ta biết rằng trong suốt thời gian thực dân Pháp thống trị ba nước Đông Dương, số lượng người Việt ở Campuchia ngày một tăng thêm. Dưới thời thuộc Pháp, người Việt đến Campuchia định cư, làm ăn ở nhiều tỉnh thành, nhưng chủ yếu tập trung ở thủ đô hoặc các tỉnh lân cận như Kongpong Chnăng và các tỉnh giáp Việt Nam: Prey Veng, Tà Keo... (xem bảng 2). Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Vương quốc Campuchia đi theo con đường quân chủ lập hiến. Trong những năm 1954-1969, đất nước Campuchia đã có những bước phát triển mới, xã hội tương đối yên bình. Đây là miền đất hứa đối với nhiều người. nhất là những người sống trong điều kiện chiến tranh. Chính vì vậy mà nhiều người Việt ở các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh ở Nam bộ đã tìm mọi cách khác nhau để sang Campuchia làm ăn, sinh sống. Đến năm 1969 có khoảng 400.000 đến 500.000 người Việt Nam sinh sống ở Campuchia.

Dưới thời "Cộng đồng xã hội bình dân” (1954-1969), người Việt ở Campuchia có cuộc sống tương đối ổn định, đại đa số người Việt Nam có công ăn việc làm, việc đi lại ở Campuchia và giữa Campuchia với Việt Nam khá dễ dàng. Người Việt làm rất nhiều nghề. Ngoài số công chức, giáo viên, người buôn bán nhỏ hoặc thợ thủ công, mỹ nghệ mà đa phần tập trung ở Phnôm Pênh, số người Việt còn lại chủ yếu làm nông nghiệp (tập trung nhiều ở Prey Veng Tà Keo, Xoài Riêng), làm công nhân cạo mủ cao su (trong các đồn diễn ở Kôngpông Chàm. Kratie), đánh bắt cá nước ngọt (dọc các sông Me Công, Tôn Lê Sap...). Nhiều người Việt Nam làm ăn phát đạt, một số trở thành chủ sở hữu của các công ty hay cơ sở sản xuất. Nhìn chung, cùng với người Hoa và sau người Hoa, người Việt cũng có một vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội của Campuchia lúc bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích kinh tế dân tộc, nhất là đối với những lĩnh vực, những ngành mà ngoại kiều có lợi thế cạnh.

Đối với nội dung này, tác giả sử dụng nhiều nguồn tư liệu thứ cấp, chẳng hạn: Le Cambodge et la colonisation francaise Histoire d'une colonisation sans heurt (1897-1920) (L'Harmantan: Publiéeavec le concours du C.N.R.S.) và Cambodia a Country Study, Washington xuất bản năm 1987.

Thứ hai, những khó khăn của Cộng đồng người Việt ở Campuchia

Ngày 18/3/1970, Lon Non tiến hành đảo chính, lật đổ chế độ quân chủ của quốc vương N. Sihanue, thành lập Cộng hoa Khmer. Sau khi lên cầm quyền Lon Non tiến hành các biện pháp khủng bố, trấn áp và xua đuổi người Việt Nam ra khỏi Campuchia. Nhiều người Việt Nam, dù đã định cư lâu đời ở Campuchia cùng phải chạy về Việt Nam. Theo ước tính, có hàng chục ngàn người bị giết chết và khoảng 200.000 người khác phải trở về Việt Nam (6)

Sau chế độ “Cộng hòa Khmer" của Lon Non, chế độ "Campuchia dân chủ" của Pôn Pốt một lần nữa tiến hành thanh lọc cộng đồng người Việt. Với chủ trương "làm cho dân tộc Khmer thuần khiết hơn". Pôn Pất tiến hành truy bức, giết hại người Việt Nam trên một quy mô lớn hơn, với mức độ triệt để hơn, tàn bạo hơn thời kỳ Lớn Non. Hậu quả là hàng chục ngàn người bị giết, hơn 100.000 phải rời bỏ nơi làm ăn sinh sống bao đời nay để chạy về Việt Nam.

Thứ ba, sự trở lại của cộng đồng người Việt Nam

Sau năm 1979, dưới chế độ Cộng hoa Nhân dân Campuchia đa số người Việt vốn định cư lâu đời ở Campuchia phải chạy về Việt Nam (trong thời kỳ Lon Non và Pôn Pốt cầm quyền) đã lần lượt trở lại Campuchia. Phần lớn trở lại các địa phương mà họ từng cư trú, từng làm ăn 2 trước dây. Trong cộng đồng người Việt ở Campuchia thời gian này còn có một số ít còn lại khi xảy ra nạn diệt chủng và một, số đến đất nước này làm ăn từ do theo mùa vụ. Theo ước tính của SOC (State of Cambodiu). người Việt Nam ở Campuchia có khoảng 130 ngàn người, cư trú tại19/21 tỉnh, thành, đông nhất là Phnôm Pênh, tiếp đến là các thị xã, thị trấn, dọc theo sông Mê Công, Biển Hồ hay các trục lộ giao thông lớn. Cộng đồng người Việt - gần như đã hoà nhập với xã hội Campuchia.

Họ được Chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia tạo điều kiện thuận lợi để làm ăn sinh sống, được cấp giấy tờ hợp pháp, có nơi cư trú và có nghề nghiệp tương đối ổn định. Sau Hiệp định Pari về Campuchia (1991), nhất là sau khi Chính phủ Vương quốc Campuchia được thành lập (1993), nền kinh tế thị trưởng từng bước được hình thành, lại có thêm một số người Việt sang làm ăn sinh sống ở Campuchia. Họ làm đủ nghề, từ buôn bán nhỏ đến nuôi và đánh bắt cá (chủ yếu là ở Tôn lê Sap) hoặc làm các loại “thợ: thợ mộc, thợ hồ, thợ sửa xe, thợ hớt tóc, thợ uốn tốc. Cũng có một số ít người lên Campuchia làm những nghề không được mong đợi. Những người này đã làm xấu di hình ảnh của cộng đồng người Việt ở Campuchia.

Số lượng người Việt ở Campuchia hiện nay khá đông, nhưng khó có thể có một số liệu chính xác. Bộ Nội vụ Campuchia xếp người Việt đang định cư, làm ăn ở Campuchin vào loại “dân tộc thiểu số và thông báo có 107.662 người. Một số tài liệu cho là có khoảng 130.000 người nhưng một số tài liệu khác đưa ra con số ước tính cao hơn nhiều. Tuyệt đại đa số người Việt ở Campuchia là những người làm ăn lương thiện, tôn trọng luật pháp nước sở tại, đã có những đóng nhất định vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước Campuchia. Họ đã thật sự gắn bó với đất nước và nhân dân Campuchia. Tuy nhiên cộng đồng người Việt cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Một trong những khó khăn đó là việc hội nhập vào dời sống chính trị, kinh tế, xã hội Campuchia nhìn từ góc độ địa vị pháp lý sau khi chính phủ Vương quốc Campuchia công bố các luật và sắc lệnh về ngoại kiểu và luật quốc tịch.

Trong bài báo tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát và phương pháp tiếp cận tài liệu lưu trữ. Nhờ đó, bài báo có đóng góp rất lớn, nó chỉ ra và vạch rõ những luận điểm để chúng ta khai thác một cách rõ hơn, dễ hiểu hơn. Bài báo đã chỉ ra được những mặt tốt của cộng đồng người Việt khi sinh sống ở Campuchia và bên cạnh đó chỉ ra được những khó khăn mà cộng đồng người Việt gặp phải. Em đồng ý với những luận điểm và bằng chứng mà bài báo đã đưa ra vì nó có tính xác thực cao và được trích rõ nguồn.

Tuy nhiên, bài báo cũng có mặt hạn chế như chưa đi sâu vào các phương diện quan hệ giữa hai nước, chưa làm rõ được tầm quan trọng của vấn đề đặt trong bối cảnh lịch sử và quan hệ quốc tế.

GIỚI THIỆU BÀI BÁO “CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA” CỦA TS. NGUYỄN SỸ TUẤN ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á SỐ 2/2007

Hoàng Minh Trung Đức – K47B SPLS

  1. Mở đầu

Tác giả nghiên cứu chủ đề này nhằm làm rõ sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia đã có từ thời kì cổ đại cho đến nay qua các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục nhằm thể hiện tầm quan trọng và vai trò ảnh hưởng của cộng đồng người Việt đối với nước bạn, đồng thời thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt – Cam trước đây và sau này.

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá các hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục của cộng đồng Việt kiều ở Campuchia, tác giả đã chỉ ra những khó khăn mà họ gặp phải, đồng thời thể hiện rõ, nhấn mạnh tiềm năng to lớn của cộng đồng này đối với sự phát triển của Campuchia.

  1. Nội dung

Bài báo trình bày năm nội dung lớn, đó là: (1) Khái quát về lịch sử địa lý, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Campuchia và quá trình cộng đồng người Việt Nam đến đây buôn bán trao đổi hàng hóa, làm ăn và sinh sống; (2)Làm rõ quá trình trao đổi buôn bán, làm ăn sinh sống của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia thời kì Pháp thuộc; (3) Quá trình sinh sống của cộng đồng người Việt tại Campuchia thời kì Campuchia hòa bình trung lập (1954-1970); (4) Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia dưới thời chính phủ Lon Non và chính quyền Polpot Khmer Đỏ (1970-1979); và (5) Những khó khăn và thuận lợi của cộng đồng người Việt tại Campuchia thời kì Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia (từ năm 1979 đến nay).

Tại từng luận điểm tác giả đã cất công sưu tầm, nghiên cứu những bằng chứng và tư liệu khoa học chính xác để chứng minh nó. Ở luận điểm thứ nhất, tác giả đã dựa trên nguồn tư liệu gốc là tác phẩm Đại Nam thực lục chính biên để làm rõ vị trí địa lí, lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia thời kì vương quốc Chân Lạp cho đến hết thời kì phong kiến. Cũng trong giai đoạn này tác giả cũng đã nghiên cứu và chỉ ra quá trình di chuyển đến Campuchia làm ăn sinh sống của người Việt đã có từ rất sớm. Ở luận điểm thứ hai, tác giả chủ yếu dẫn các sự kiện của thực dân Pháp khi sang xâm lược 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia, lập ra Liên Bang Đông Dương, trực tiếp vơ vét của cải vật chất của cả 3 nước, đồng thời chèn ép các thương nhân địa phương khiến cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia thời kì này vô cùng cực khổ, khó khăn, khiến họ phải chuyển sang các ngành nghề khác. Ở luận điểm thứ ba, tác giả sử dụng nguồn tư liệu là các thống kê của Phương Tây về số lượng người Việt tại những nơi đông dân của Campuchia cho thấy cộng đồng họ thời kì 1954-1970 đã có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng, đồng thời đời sống cũng được nâng cao, các điều kiện về sức khỏe giáo dục được đảm bảo. Luận điểm thứ 4 được tác giả trích dẫn từ nguồn tài liệu “Cambodia, a country study” để chỉ ra sự sụt giảm nghiêm trọng số lượng người Việt tại Campuchia thời kì Lon Non và Polpot. Dưới sự cai trị, đàn áp tàn độc của chính quyền Campuchia thời kì này khiến người Việt kiều không chịu nổi phải bỏ chạy khắp nơi. Ở luận điểm cuối cùng, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn từ liệu như “Báo cáo của bộ nội vụ Campuchia về tình hình người thiểu số Việt Nam ở Campuchia”, “2001 CIA World Factbook”… nhằm thể hiện cuộc sống ổn định, nhiều thuận lợi của người Việt Nam dưới thời Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia, song vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Trong bài báo này, tác giả đã kết hợp phương pháp nghiên cứu là phương pháp làm việc ở trong lưu trữ (working in a archives) và phương pháp tiếp cận các tài liệu ảo (Approaching visual materials). Do đó, tư liệu được sử dụng vừa bao gồm tư liệu sơ cấp, vừa tư liệu thứ cấp.

Qua bài nghiên cứu trên của tác giả đã góp phần nêu ra vai trò, tầm ảnh hưởng sâu rộng của cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, đồng thời chỉ rõ tiềm năng to lớn của cộng đồng này đối với sự phát triển của Campuchia. Ngoài ra tác giả cũng đã chỉ ra những khó khăn, trở ngại trong nhiều vấn đề của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia đối với người Việt Nam ở đây. Những nghiên cứu trên của tác giả đã góp phần vào sự thúc đẩy, phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Campuchia. Tôi đồng ý với những luận điểm và bằng chứng của tác giả trong bài báo.

Bài nghiên cứu của tác giả đã dẫn chứng đầy đủ, chính xác và hợp lí về cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, song vẫn tồn tại một vài hạn chế. Tác giả vẫn chưa kết hợp đầy đủ các phương pháp nghiên cứu, ví dụ chưa có phương pháp nghiên cứu điền dã hay phỏng vấn, khảo sát, điều tra. Theo em, tác giả nên đi sâu vào quần chúng, vào cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, sống sinh hoạt và làm việc với họ nhằm hiểu rõ hơn những thuận lợi và khó khăn của con người nơi đây. Đồng thời tiến hành phỏng vấn, điều tra khảo sát kĩ hơn về họ để đúc kết ra những trải nghiệm, những nhận xét đúng đắn, khách quan nhất.

 

 

 



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Chúc mừng Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học Khoa Lịch sử năm học 2022 – 2023 đã diễn ra thành công rực rỡ!

21/05/2023

0976.586.016