Vào 20h00 ngày 22/10/2021, Khoa Lịch sử đã mời TS. Phan Quang Anh – Nghiên cứu viên sau Tiến sĩ tại Đại học Zurich (Thụy Sĩ) và TS. Phạm Hùng Hiệp - Research Coach in Social Sciences (EdLab Asia), chia sẻ những thông tin về những khái niệm cơ bản và những vấn đề then chốt trong nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Trong buổi nói chuyện này, TS. Phạm Hùng Hiệp đã bàn đến nhiều khái niệm quan trọng trong khoa học xã hội, như deduction (quy nạp), inductive (diễn dịch), correlation (tương quan), causality (nhân quả), concepts/taxonomy/classification (khái niệm/phân loại). Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến primary research (nghiên cứu sơ cấp) và secondary research (nghiên cứu thứ cấp) được TS Hiệp nhấn mạnh và đưa ví dụ sinh động.
Phan Quang Anh tiếp lời nhấn mạnh rằng: đối với ngành Lịch sử thì tài liệu sơ cấp quan trọng hơn thứ cấp. Người có bài viết sử dụng tài liệu sơ cấp mới có khả năng đăng bài Tạp chí quốc tế. Đó là lí do vì sao Lịch sử Việt Nam hiện đại hay bàn về Chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của người Việt. Đây cũng là phần mà người Việt có lợi thế do văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam được xem là tài liệu gốc (primary sources).
Đối với câu chuyện về phương pháp, TS Hiệp nhắc đến phương pháp định lượng, định tính hay hỗn hợp. TS cho rằng xu hướng của các trường Đại học Mỹ hiện nay là sử dụng phương pháp hỗn hợp giữa định lượng và định tính, trong khi châu Âu lại thiên về định tính. Vì thế, khi lựa chọn Tạp chí đăng bài thì phải chú ý vấn đề này
Đặc biệt là về vấn đề Research paradigms (hệ hình nghiên cứu) với một loạt khái niệm Ontology (bản thể luận), Epistemology (tri thức luận), Methodology (phương pháp luận) và Method (phương pháp). TS Hiệp nhấn mạnh rằng trong khi các ngành Khoa học tự nhiên có xu hướng sử dụng positivism thì Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ yếu theo các phương pháp Interpretive, nhất là qualitative: interview, observation, case study. Gần đây các ngành KHXH và nhân văn ngày càng có xu hướng sử dụng các phương pháp positivism.
Phan Quang Anh cho rằng đối với Khoa học xã hội thì cách thức lựa chọn hệ hình (paradigm) là rất quan trọng, nó hoàn toàn mang tính cá nhân và phù hợp với vấn đề nghiên cứu, và tác giả cần giải thích được vì sao có lựa chọn trong bài viết. Câu chuyện này liên quan đến Triết học cổ điển Đức và triết học cận đại của Pháp… là những vấn đề lý thuyết quan trọng để hình thành khung lí thuyết/ý niệm (conceptual framework) mà ở Việt Nam còn xem nhẹ. Chúng ta nên chọn 1 hệ hình cụ thể để bắt đầu nó, để tạo nên những lập luận chắc chắn.
Cuối cùng, TS. Phan nhấn mạnh vấn đề về hypothesis và research question. TS cho rằng đối với các nghiên cứu định lượng (quantitative) thì thiên về dùng giả thuyết nghiên cứu (hypothesis), nhưng với các nghiên cứu định tính (qualitative) thì câu hỏi nghiên cứu (research question) luôn được đánh giá cao. Với những nghiên cứu hỗn hợp thì tùy từng đề tài và tỉ lệ định tính và định lượng sẽ có những lựa chọn phù hợp. TS cũng giới thiệu một vài tài liệu tham khảo về nội dung này.
Những nội dung chương trình tập huấn mà TS. Phan Quang Anh và TS. Phạm Hùng Hiệp chia sẻ đã nhận được sự phản hồi tích cực của đội ngũ giảng viên Khoa Lịch sử. Những vấn đề được đặt ra liên quan đến Tài liệu gốc, tài liệu thứ cấp, cũng như việc đánh giá tài liệu trước khi sử dụng trong Khoa học xã hội và Nhân văn (Lịch sử-Địa lí) đòi hỏi những thảo luận xa hơn trong tương lai.
Tập huấn kết thúc vào 10hh58’, ngày 22 tháng 10 năm 2021.
TS Cao Thị Vân
Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông
01/09/2024
Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học
26/07/2023
Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ
25/07/2023
31/05/2023