Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Tập huấn cách khai thác các phông tư liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam để nghiên cứu Lịch sử Việt Nam hiện đại

Báo cáo viên: TS. Nguyễn Kim Dung – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Vào 8h30 ngày 24/11/2021, Khoa Lịch sử đã mời TS. Nguyễn Kim Dung – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, chia sẻ những thông tin về “Cách khai thác các phông tư liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam để nghiên cứu Lịch sử Việt Nam hiện đại”. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Trong buổi nói chuyện này, TS. Nguyễn Kim Dung đã trình bày hai vấn đề chính. Thứ nhất, báo cáo viên giới thiệu về các phông tư liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, đồng thời chia sẻ cách khai thác các tư liệu gốc quý hiếm đó. Thứ hai, báo cáo viên trình bày những phát hiện mới xoay quanh vấn đề Giáo dục Việt Nam thời Chính quyền Sài Gòn.

Đối với nội dung đầu tiên, báo cáo viên nêu lên những phông tư liệu chính mà tác giả sử dụng khi khai thác tại trung tâm Lưu trữ Quốc gia II ở TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, báo cáo viên nhấn mạnh vào tư liệu của Bộ Giáo dục Sài Gòn và Niên giám thống kê. Ngoài ra, những tư liệu gốc từ The Vietnam War and Sam Johnson Archive Texas Tech University cũng được khái lược những nét nổi bật. Tác giả còn nhấn mạnh về các phương pháp tiếp cận các nguồn tư liệu, không chỉ là phương pháp làm việc với tài liệu lưu trữ mà cả những phương pháp liên ngành như phỏng vấn và điều tra.

Đối với nội dung thứ hai, tác giả khái quát chín đặc điểm chính của nền giáo dục miền Nam Việt Nam: (1) giáo dục hội nhập quốc tế mạnh mẽ; (2) giáo dục có tính kế thừa; (3) giáo dục đậm tính tinh hoa; (4) giáo dục có cơ cấu đa dạng, hiện đại; (5) giáo dục cải tổ không ngừng; (6) giáo dục có tổ chức phân quyền và tự trị; (7) ngành sư phạm được đặc biệt coi trọng; (8) Nền giáo dục thiếu ổn định, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh; và (9) giáo dục chủ động ứng biến với những hoàn cảnh xã hội bất ổn.

Những nội dung chương trình tập huấn mà TS. Nguyễn Kim Dung chia sẻ đã nhận được sự phản hồi và hưởng ứng tích cực của đội ngũ giảng viên Khoa Lịch sử. TS. Cao Thị Vân luận bàn về những vấn đề quanh ngân sách chi cho giáo dục, và mối liên hệ của nó với ngân sách đầu tư của Mỹ vào Việt Nam; đồng thời trăn trở về lợi ích thu được của Mỹ và chính quyền Sài Gòn khi đầu tư cho giáo dục; ngoài ra, những băn khoăn liên quan đến số liệu nghiên cứu và phương pháp đánh giá tư liệu gốc cũng được xoáy sâu. Tiếp đến, TS. Chu Thị Thu Thủy yêu cầu giải thích thêm về những thuật ngữ mà báo cáo viên sử dụng “đẳng cấp”, “chính ngạch”, “ngoại ngạch”, và những vấn đề cụ thể về “giáo dục tư thục” ở miền Nam. TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung thắc mắc về những vấn đề liên quan đến tư liệu lưu trữ. Một số vấn đề được đặt ra xoay quanh ảnh hưởng của Mỹ và Pháp đến nền giáo dục miền Nam thời chính quyền Sài Gòn, đó cũng là những gợi mở cho những thảo luận xa hơn sau buổi tập huấn này.

Tập huấn kết thúc vào 10h55’, ngày 24 tháng 11 năm 2021.

TS. Cao Thị Vân (Trợ lý khoa học – Khoa Lịch sử)



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Chúc mừng Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học Khoa Lịch sử năm học 2022 – 2023 đã diễn ra thành công rực rỡ!

21/05/2023

0976.586.016