Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Tập huấn chuyên môn chủ đề “Cách khai thác các tài liệu cổ văn để nghiên cứu quan hệ giữa trung ương và địa phương: quyền lực và quản lý Nhà nước ở Việt Nam thời trung đại”

Vào hồi 13h00 ngày 14 tháng 6 năm 2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Tập huấn chuyên môn với chủ đề “Cách khai thác các tài liệu cổ văn để nghiên cứu quan hệ giữa trung ương và địa phương: quyền lực và quản lý Nhà nước ở Việt Nam thời trung đại”. Buổi tập huấn diễn ra đã thu hút sự tham gia của toàn thể giảng viên và đông đảo học viên cao học và sinh viên của Khoa Lịch sử.

Trong báo cáo thứ nhất “Ngôi vị tể tướng trong thiết chế chính trị Đại Việt thế kỉ XI - XVIII”, PGS. TS Phan Ngọc Huyền, Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội đã trình bày 07 nội dung cơ bản xoay quanh “ngôi vị Tể tướng” để trả lời cho các câu hỏi: Tể tướng là ai? Ai là Tể tướng? Tiêu chuẩn chọn Tể tướng là gì? Tể tướng có nhiệm vụ gì? Đặc điểm của danh xưng Tể tướng là gì? Tể tướng có mối liên hệ gì với sự thịnh suy của mỗi triều đại? Tể tướng và vua chúa có phải luôn là một cặp đôi hoàn hảo hay không?. Ngoài ra, tác giả còn gợi mở các vấn đề tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hoàng quyền - Tướng quyền - Giám sát quyền, vấn đề hư quyền và thực quyền của Tể tướng.

Đến báo cáo thứ hai “Quản lý tài nguyên và chủ quyền quốc gia tiếp cận từ chính sách khai khoáng của nhà nước ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc thế kỷ XVIII - XIX”, TS. Vũ Đường Luân, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày về vấn đề Nhà nước và quyền lực Nhà nước, quản lý Nhà nước ở vùng cao Việt Nam, vấn đề Nhà nước quản lý tài nguyên và chủ quyền quốc gia, vấn đề khai mỏ kim loại và nghiên cứu khai mỏ kim loại trong lịch sử kinh tế Việt Nam tiền hiện đại. Với cách tiếp cận trên, tác giả đã tập trung phân tích chính sách khai khoáng của nhà nước ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, điển hình là hoạt động khai thác mỏ đồng ở Tụ Long qua các giai đoạn lịch sử.

Sau phần trình bày, hai báo cáo viên đã nhận được nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của cả giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử về độ tin cậy của các nguồn tư liệu, cách tiếp cận đề tài và những vấn đề có liên quan đến chủ đề báo cáo.

Tập huấn chuyên môn của Khoa Lịch sử thực sự là một buổi chia sẻ bổ ích về cách khai thác các nguồn tài liệu để nghiên cứu về thiết chế chính trị, về quản lý tài nguyên và chủ quyền quốc gia ở Việt Nam thời trung đại, trang bị cho cả giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử những kiến thức rất chuyên sâu về lịch sử Việt Nam thời trung đại.

Tập huấn kết thúc vào 17h45, ngày 14 tháng 6 năm 2024.

Một số hình ảnh buổi Tập huấn

1

TS. Nguyễn Văn Dũng tuyên bố khai mạc buổi tập huấn chuyên môn

2

TS. Trần Thị Thu Hà giới thiệu về chủ đề và báo cáo viên tập huấn

3

PGS. TS Phan Ngọc Huyền trình bày báo cáo

4

PGS. TS Phan Ngọc Huyền trình bày báo cáo

5

TS. Vũ Đường Luân trình bày báo cáo

6

TS. Vũ Đường Luân trình bày báo cáo

7

Báo cáo viên chụp ảnh lưu niệm cùng Khoa Lịch sử

Tin bài: Nguyễn Văn Nam - Giảng viên Khoa Lịch sử



Tags:


Bài viết khác

Một buổi học - một hành trình để trở về

Một buổi học - một hành trình để trở về

Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025), ngày 7/5/2025 tại phòng học A1.3 (giảng đường

11/05/2025

Bồi dưỡng chuyên đề “Việt Nam thống nhất tiếp cận từ các nhân tố lịch sử và văn hóa” - GS. Nguyễn Văn Kim - Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

Bồi dưỡng chuyên đề “Việt Nam thống nhất tiếp cận từ các nhân tố lịch sử và văn hóa” - GS. Nguyễn Văn Kim - Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

Vào 8h30 ngày 06/05/2024, khoa Lịch sử tổ chức buổi bồi dưỡng chuyên đề nội dung “Việt Nam thống nhất tiếp cận từ

07/05/2025

Sinh viên K47 Sư phạm Lịch sử bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên K47 Sư phạm Lịch sử bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Từ ngày 28/4 đến ngày 29/4, tại phòng 207 nhà A4 và phòng B2.1 – trường ĐHSP Hà Nội 2 đã diễn ra Lễ bảo vệ khóa luận

03/05/2025

Có những thước phim không chỉ để xem, mà để sống lại cả một thời kì lịch sử

Có những thước phim không chỉ để xem, mà để sống lại cả một thời kì lịch sử

“50 năm đã trôi qua, nhưng khúc tráng ca về mùa Xuân năm 1975 - với âm vang của những đoàn quân tiến về giải phóng Sài

28/04/2025

Hội thảo khoa học Quốc gia: “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”

Hội thảo khoa học Quốc gia: “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”

Trong không khí hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước đang hướng tới Kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân

27/04/2025

Cuộc thi “Sân chơi sử học” số 28 đã diễn ra thành công rực rỡ

Cuộc thi “Sân chơi sử học” số 28 đã diễn ra thành công rực rỡ

Cuộc thi “Sân chơi sử học” số 28 nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỉ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống

25/04/2025

Giao hữu thể thao sinh viên khoa Lịch sử và viện Công nghệ thông tin năm học 2024 - 2025

Giao hữu thể thao sinh viên khoa Lịch sử và viện Công nghệ thông tin năm học 2024 - 2025

Hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS

05/04/2025

Giảng viên khoa Lịch Sử thực tế chuyên môn tại khu di tích khởi nghĩa Yên Thế và địa điểm Chiến thắng Xương Giang – Tỉnh Bắc Giang

Giảng viên khoa Lịch Sử thực tế chuyên môn tại khu di tích khởi nghĩa Yên Thế và địa điểm Chiến thắng Xương Giang – Tỉnh Bắc Giang

Thực hiện kế hoạch công tác năm học 2024 – 2025, ngày 12/4/2025, giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã đi

14/04/2025

0976.586.016