Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Tập huấn lịch sử nghiên cứu vấn đề trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (Literature review in social sciences and humanities)

Vào 14h00 ngày 3/12/2021, Khoa Lịch sử đã mời TS. Phan Quang Anh – Nghiên cứu viên sau Tiến sĩ tại Đại học Zurich (Thụy Sĩ) chia sẻ những thông tin về vấn đề xoay quanh “Lịch sử nghiên cứu vấn đề (Literature Review) trong các nghiên cứu quốc tế thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn”. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Trong buổi nói chuyện này, TS. Phan Quang Anh đã bàn đến hai nội dung chính: một là, tầm quan trọng của phần Literature Review, đây là phần nhiều học giả Việt Nam còn tiếp cận xa vời với chuẩn quốc tế; hai là quy cách và những lưu ý để có một phần Literature review đảm bảo chất lượng.

Đối với nội dung đầu tiên, Tiến sĩ Phan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết một phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề theo phong cách một bài báo quốc tế. Theo TS, đối với các nghiên cứu quốc tế thuộc ngành KHXH và NV thì phần này chiếm một vị trí quan trọng, từ đó tạo cơ sở để tìm ra một khoảng trống “research gaps”, giúp chúng ta định hình cầu hỏi nghiên cứu (research question).

Đối với nội dung thứ hai, tác giả bài báo cần lập kế hoạch viết (viết cái gì-mục đích, viết thể loại nào-dạng nguồn nghiên cứu), tiếp đến cần đọc và nghiên cứu các vông trình nghiên cứu trước đây liên quan đến nội dung đề tài, và đảm bảo năm kỹ thuật sau: (1) đọc có mục đích, (2) đọc ba lớp: đọc lướt Abstract, đọc kỹ AIC- đọc cả bài, (3) đọc đối thoại, (4) đọc tiêu dùng, (5) Đọc tổng hợp. Tuân thủ những kỹ thuật này sẽ có một bước đọc tốt. Sau đó, cần phân tích tư liệu (analyzing sources) theo dạng tam giác ngược (inverted pyramids) để tập trung vào vấn đề, tránh dàn trải.

TS cho biết thêm rằng, một literature review tốt cần phải có sự comparison and critique hợp lý và đúng đắn, nghĩa là chúng ta đối thoại tốt với tác giả để tìm ra điểm hay và điểm dở của tác giả này so với tác giả khác, để tìm ra research gap (về lý thuyết, về phương pháp, hay hệ hình).

Làm thế nào để viết và viết như thế nào? Báo cáo viên cho rằng người viết cần xác định các luận đề (thesis statements) khi chuyển từ lớp thông tin này sang lớp thông tin khác, đảm bảo tính bao hàm nội dung và dẫn chuyển các vấn đề mang tính liền mạch và logic. Từ đó cần phải tổ chức bài viết, có thể chọn một trong nhiều cách tiếp cận khác nhau (topical, distant to close, debate, chronological, seminal study). Rất nhiều các ví dụ được Tiến sĩ đưa ra khiến cho nội dung Tập huấn trở nên hết sức dễ hiểu và gần gũi.

Điều cuối cùng Tiến sĩ cho rằng cần đảm bảo trích dẫn nguồn khi viết phần Literature Review cũng như những nội dung chính của bài viết. Đây là điều kiện tiên quyết đối với thành công của xuất bản quốc tế. Dù là xuất bản trước đây của cá nhân người viết hay xuất bản của tác giả khác, thì cũng cần đảm bảo chỉ chính xác nguồn thông tin đã dùng trong bài viết.

Những nội dung chương trình tập huấn mà TS. Phan Quang Anh chia sẻ đã nhận được sự hưởng ứng và phản hồi tích cực của đội ngũ giảng viên Khoa Lịch sử. Với một loạt những Tập huấn về ý tưởng nghiên cứu, viết tóm tắt và mở đầu, và viết Lịch sử nghiên cứu, các giảng viên Khoa Lịch sử đang dần có những hình dung cụ thể về việc viết một bài báo quốc tế. Dẫu vậy, những vấn đề liên quan đến Methodology và Methods trong Khoa học xã hội và Nhân văn (Lịch sử-Địa lí) vẫn đòi hỏi những thảo luận xa hơn trong tương lai.

Tập huấn kết thúc vào 16h12, ngày 3 tháng 12 năm 2021

TS Cao Thị Vân - Trợ lý Khoa học



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022 – 2023

Chúc mừng Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học Khoa Lịch sử năm học 2022 – 2023 đã diễn ra thành công rực rỡ!

21/05/2023

0976.586.016