Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Tập huấn từ ý tưởng nghiên cứu đến câu hỏi nghiên cứu trong Khoa học Xã hội và Nhân văn (From ideas to research questions in Social Sciences and Humanities)

Báo cáo viên: TS. Phạm Hùng Hiệp - Research Coach in Social Sciences (EdLab Asia) Phan Quang Anh - Nghiên cứu viên sau Tiến sĩ tại Đại học Zurich (Thụy Sĩ) Vào 14h00 ngày 16/11/2021, Khoa Lịch sử đã mời TS. Phạm Hùng Hiệp - Research Coach in Social Sciences (EdLab Asia) và TS. Phan Quang Anh – Nghiên cứu viên sau Tiến sĩ tại Đại học Zurich (Thụy Sĩ), chia sẻ cách thức đi từ ý tưởng nghiên cứu đến câu hỏi nghiên cứu trong Khoa học Xã hội và Nhân văn (From ideas to RQs in Social Sciences and Humanities). Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Với báo cáo của mình, TS. Phạm Hùng Hiệp và TS. Phan Quang Anh chia sẻ, hướng dẫn giảng viên xây dựng, thực hành nghiên cứu trải qua 5 bước, lần lượt là (1) ý tưởng nghiên cứu (những phát biểu bằng lời); (2) chủ đề nghiên cứu (gắn với những từ khoá có liên quan đến nội dung nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên ngành); (3) vấn đề nghiên cứu (khoảng trống nghiên cứu); (4) mục tiêu nghiên cứu; và (5) câu hỏi nghiên cứu (không phải bài nào cũng có câu hỏi nghiên cứu). Trong đó, bước 1, 2, 3 khó hơn cả. Để cụ thể 5 bước này, báo cáo viên đã chia sẻ những ví dụ trực quan giúp GV nắm rõ hơn cách thức tiến hành.

Báo cáo viên cũng nhấn mạnh, thông thường khi mới bắt đầu nghiên cứu, người nghiên cứu thường gặp khó khăn trong việc chuyển từ bước 1 sang bước 2, hoặc từ bước 2 sang bước 3. Nguyên nhân chủ yếu  là do đọc chưa đủ, hoặc đọc nhiều nhưng chưa tìm được khoảng trống nghiên cứu, chưa có phương pháp phù hợp để xác định những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề chưa được nghiên cứu của các công trình đã công bố, ... Trên cơ sở này, báo cáo viên chia sẻ và hướng dẫn giảng viên 4 căn cứ (4 nguồn) để xác định được vấn đề nghiên cứu, cụ thể là khi đọc tài liệu cần quan tâm đến hạn chế của những nghiên cứu đã tiến hành, khai thác triệt để những bài báo đã công bố của những nhà khoa học có uy tín trong ngành, có phương pháp nghiên cứu phù hợp, quan tâm đến số báo đặc biệt của tạp chí hoặc hội thảo lớn chuyên ngành.

Nhấn mạnh thêm những chia sẻ của TS. Phạm Hùng Hiệp, TS. Phan Quang Anh đã trao đổi cho giảng viên về cách xác định được vấn đề nghiên cứu với các mức độ vi mô, vĩ mô khác nhau và sự chủ động của người nghiên cứu với vấn đề nghiên cứu (gắn với những ví dụ cụ thể, cách sưu tầm tài liệu, phương pháp tiếp cận tài liệu, cách đọc tài liệu, cách xác định vấn đề, ...).

Đồng thời, báo cáo viên cũng giới thiệu cho GV một số phương pháp, kĩ thuật cụ thể (về mặt định tính và định lượng) để thực hiện một nghiên cứu và ví dụ trực tiếp trên những bài báo của báo cáo viên đã công bố và một số bài báo khác trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

Sau phần chia sẻ, giảng viên trong khoa đã có nhiều câu hỏi, trao đổi với báo cáo viên. Quy trình, cách thức thực hiện từ ý tưởng nghiên cứu đến câu hỏi nghiên cứu trong Khoa học Xã hội và Nhân văn đáp ứng công bố quốc tế được hướng dẫn rất cụ thể, ví dụ minh hoạ đa dạng, hấp dẫn. Giảng viên học tập được nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho nghiên cứu của mình trong thời gian tới.

Tập huấn kết thúc vào 16h12’, ngày 16 tháng 11 năm 2021.

Cao Thị Vân (Trợ lý khoa học)



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

0976.586.016