Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Tập huấn vấn đề đạo đức nghiên cứu và trích dẫn trong khoa học xã hội và nhân văn (Research Ethics and Citation in Social Sciences and Humanities)

Báo cáo viên: TS. Phạm Hùng Hiệp - Research Coach in Social Sciences (EdLab Asia) ThS. Đinh Việt Hùng - Đại học Lao động và Xã hội Vào 14h00 ngày 12/11/2021, Khoa Lịch sử đã mời TS. Phạm Hùng Hiệp - Research Coach in Social Sciences (EdLab Asia) và ThS. Đinh Việt Hùng- Đại học Lao động và Xã hội, chia sẻ những thông tin về Research Ethics and Citation in Social Sciences and Humanities (Đạo đức nghiên cứu và trích dẫn trong Khoa học xã hội và nhân văn). Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Trong buổi nói chuyện này, TS. Phạm Hùng Hiệp đã bàn đến nhiều khái niệm quan trọng liên quan đến vấn đề Liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học xã hội, như accuracy (tính chính xác), right of participants (quyền của người tham gia), Intellectual Property rights (Quyền sở hữu trí tuệ).

Đối với tính chính xác học thuật, TS Hiệp đi sâu vào phân tích những vấn đề về những dữ liệu và kết quả bịa đặt hoặc làm sai lệch hay sửa đổi dữ liệu (fabricating, falsifying, modifying data/results). Tiến sĩ cũng làm rõ những quyền mà người tham gia được đảm bảo khi tham gia nghiên cứu, đó là right to withdraw (quyền từ bỏ), full disclosure (tiết lộ/bày tỏ đầy đủ)), right of piracy (quyền riêng tư), right of anonymity or confidentiality (quyền ẩn danh và bảo mật), right to experimenter responsibility (quyền chịu trách nhiệm của người thử nghiệm), informed consent (bản thông báo đồng ý tham gia).

Tiếp đó, ThS Đinh Việt Hùng nói rõ hơn về đạo văn, đồng thời giới thiệu về phần mềm trích dẫn Mendeley. Phần mềm này hoàn toàn miễn phí, có thể download ở trên website của Mendeley. Phần trình bày của báo cáo viên thực sự hữu ích đối với các nhà nghiên cứu trong tương lai gần và tương lại xa. Mendeley không chỉ tiện dụng mà còn giúp tiết kiệm thời gian và độ chính xác khá cao.

Cuối cùng, TS. Hiệp đã bàn về việc tiến hành một nghiên cứu thông qua giới thiệu các khái niệm cơ bản, bao gồm population, sample, sample frame, và sample unit. Đồng thời, báo cáo viên cũng chia sẻ những phương pháp lựa chọn sample, bao gồm random (simple, stratified, cluster, systematic) và nonrandom (convenience, purposive, volunteer, quota, snowball).

Những nội dung chương trình tập huấn mà TS. Phạm Hùng Hiệp và ThS. Đinh Việt Hùng chia sẻ đã nhận được sự phản hồi tích cực của đội ngũ giảng viên Khoa Lịch sử như TS. Ninh Thị Sinh, TS. Cao Thị Vân. Nhiều vấn đề thú vị được gợi mở ra từ buổi Tập huấn xoay quanh vấn đề sử dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử và địa lý.

Tập huấn kết thúc vào 16hh38’, ngày 12 tháng 11 năm 2021

TS. Cao Thị Vân (Trợ lý khoa học – Khoa Lịch sử)



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

0976.586.016