Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Thực tế Lịch sử, bài học gắn lý thuyết với thực tế

Gắn lý luận kiến thức với thực tiễn khách quan là yêu cầu cần thiết. Thực tế Lịch sử là nội dung học tập thực hiện được yêu cầu trên, do đó đã được thiết kế trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử và được tổ chức định niên. Bài học này, không chỉ bổ sung, hoàn thiện kiến thức, mà còn hình thành các phẩm chất, năng lực cho người học.

Lời tựa: Chuyến học tập thực tế tại miền Trung của sinh viên K47 và K48 SPLS

Thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch năm học 2023, khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tổ chức chuyến tham quan thực tế cho hai khóa hai khóa: K47 và K48 Sư phạm Lịch Sử tại các di tích lịch sử, văn hóa, thiên nhiên tại 7 tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Với sự chỉ đạo của: TS. Trần Thị Thu Hà (Trưởng đoàn), TS. Nguyễn Thùy Linh, ThS. Đặng Thị Thùy Dung và GV. Hoàng Thị Thu Thủy, cùng 111 sinh viên của hai khóa K47 và K48 Sư phạm Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Thực tế không chỉ là gắn liền những kiến thức lý thuyết trong giáo trình, tài liệu và bài giảng trên lớp học với những nhân chứng, sự kiện và lưu tích, mà còn là những trải nghiệm thật khó tả, thật dư vang và mang đầy những cung bậc của xúc cảm đối với chúng em, những sinh viên được trải qua một chuyến đi học tập ngập tràn tính thực tiễn.

Qua chuyến đi, công lao của các vị vua đã có công xây dựng đất nước, các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho ngày hòa bình, độc lập cùng những khốc liệt của bom đạn, khói lửa do chiến tranh, các anh đã gửi lại sức vóc, một phần máu xương, thậm chí cả tính mạng ở nơi chiến trường để bảo vệ bình yên cho Tổ Quốc, tự do cho dân tộc, như là những gì đã, đang trải kiến trong chúng em.

Hơn thế, với chuyến đi học tập, chúng em đã có những trải nghiệm thú vị với nhiều bài học thực tiễn, bổ ích và rút ra nhiều điều mới ở vùng đất miền Trung đầy nắng - gió này, biết được nhiều món đặc sản ở từng tỉnh thành khác nhau, học được nhiều thứ về lịch sử và truyền thống yêu nước của nhân dân ta, thấy được tình cảm chân thành, nhân ái của con người ở vùng đất đầy cam khổ và được đến nhiều địa điểm mới, địa danh lịch sử, những di sản vật thể, phi vật thể của đất nước mà UNESCO công nhận. 

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, ngày khai giảng năm học mới và nhất là những cảm xúc đang cuộn trào và vẹn nguyên sau chuyến đi thực tế, em cùng các bạn muốn chia sẻ một phần tâm tư trên diễn đàn, để sẻ chia với thầy cô, bè bạn và những người quan tâm.

Lịch trình và những trải nghiệm

Ngày đầu tiên, sau cuộc hành trình kéo dài 7 tiếng, cả đoàn chúng tôi đã có mặt ở Nghệ An để tham quan điểm đầu tiên: Quê nội - Quê ngoại của Bác Hồ. Di tích làng Hoàng Trù, đây là quê ngoại của Bác nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Làng Sen quê nội của Bác, cách quê ngoại chừng khoảng 2km, nơi lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị của Bác. Chính nơi ấy đã chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành của Bác, là nơi đã nuôi dưỡng một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, khởi nguồn cho tinh thần yêu nước, cho ý chí lớn lao của người anh hùng dân tộc.

Ngày thứ hai, chúng tôi đến với Quảng Bình vùng đất địa linh nhân kiệt, với những bãi biển xinh đẹp. Tại đây, chúng tôi được viếng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp (một trong 11 vị tướng tài năng nhất của thế giới). Trong không khí trang nghiêm đoàn khoa Lịch Sử đã thắp nén hương thơm nơi bác Giáp yên nghỉ, thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những công lao to lớn của người, tấm lòng thành kính của mình với vị đại tướng yêu kính của dân tộc lừng danh khắp năm châu.

Rời Quảng Bình, chúng tôi đến tham quan Thành cổ Quảng Trị, địa danh gắn liền với tinh thần kiên cường, bất khuất, kiên cường, anh dũng hy sinh vì độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Đến Thành cổ hãy nhè nhẹ bản chân! Bên dưới lớp cỏ xanh tươi hay trong dòng nước ngọt kia là máu xương của đồng bào, chiến sĩ. Trong 81 ngày đêm khói lửa ấy, hàng nghìn những người lính đã anh dũng hy sinh. Xương máu của các anh đã hòa vào mảnh đất nơi đây, trong tiếng khóc thương tri nhớ của dân tộc. Những hy sinh lớn lao của chiến sĩ thành cổ sẽ mãi mãi được khắc ghi và hình ảnh những nụ cười bất tử sẽ sống mãi trong tim mọi người với hình ảnh người chiến sĩ: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Thành cổ nơi đây nhìn không có thấy một nấm mộ, nhưng lại biểu tượng của Triệu Triệu nấm mộ đang nằm sâu dưới lòng Thành cổ, để mảnh đất nơi đây trở thành đất thép, để non sông liền một dải.

Tiếp theo, chúng tôi đến với khu di tích Quốc Gia địa đạo Vịnh Mốc. Với ý chí “một tấc không đi, một ly không rời.  Mỗi làng, xã là một pháo đài”, quân và dân huyện Vĩnh Linh đã âm thầm chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống dưới lòng đất, để tạo nên một địa đạo oai hùng vững trãi và hiển oanh.

Chia tay mảnh đất Quảng Trị anh hùng, đoàn thực tế chúng tôi đến thành phố Huế, kinh đô xưa của triều Nguyễn (Triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam). Điểm tham quan đầu tiên của chúng tôi tại Huế là Lăng Khải Định (lăng của vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm). Đặc biệt, chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát Bên dưới Bửu tán là pho tượng Tượng vua Khải Định bằng đồng mạ vàng ngồi trên ngai vàng được đúc theo tỉ lệ 1:1 tại Pháp năm 1922

Điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi là Lăng Minh Mạng. Vua Minh Mạng là vị vua thứ 2 của triều Nguyễn, là vị vua được đánh giá là anh minh tài giỏi bậc nhất trong triều đại 13 vua của triều Nguyễn. Lăng Minh Mạng ở vị trí thuận lợi, có núi, có sông và cả một hồ nước vô cùng thoáng mát.

Chiều hôm ấy đoàn vào thăm Đại Nội. Đại nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hoa độc đáo được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước dù trải qua bao biến cố và thời gian, hàng 100 công trình kiến trúc ở đại nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu. Khu di tích Đại Nội đang dần được trả lại dáng xưa cùng các di tích khác nằm trong quần thể kiến trúc được yêu UNESCO công nhận là di sản thế giới

Điểm dừng chân tiếp theo của đoàn là Lăng Tự Đức, đây là một trong những công trình đẹp bậc nhất của thời nhà Nguyễn. So với lăng vua Khải Định và lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức có nhiều điều đặc biệt hơn, vì trước khi mất đây là nơi nhà vua nghỉ ngơi thư giãn, và khi nhà vua mất, đây cũng chính là lăng mộ của nhà vua. Quan sát công trình này, chúng ta có thể thấy là tất cả đều được làm bằng gỗ, điều đó thể hiện sự giản dị, khiêm nhường của nhà vua.

Địa điểm tiếp theo chúng tôi được đặt chân đến là Đà Nẵng, nơi được mệnh danh là“Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Đến thăm quan thành Điện Hải được xây dựng theo lối thiết kế Vauban châu Âu, với chiều cao hơn 5m, chu vi hơn 556m và được bao quanh bởi các hào sâu 3m. Cổng chính của thành nằm ở phía Nam và cổng phụ nằm ở phía Đông. 

Nhắc đến thành phố Đà Nẵng, ngoài những điểm du lịch phổ biến như cầu Rồng, Ngũ Hành Sơn,… thì bảo tàng Đà Nẵng cũng là một trong những điểm dừng chân vô cùng độc đáo và thú vị. Không gian trưng bày của bảo tàng Đà Nẵng là không gian long trọng, được thiết kế theo hình vòng cung, lấy ý tưởng từ thế đất tỉnh Đà Nẵng (như một vòng tay lớn ôm lấy biển khơi). Trung tâm của không gian này là hình ảnh 5 cánh buồm, tượng trưng cho thành phố biển đang vươn ra biển lớn.

Ngày tiếp theo, chúng tôi đến với Quảng Nam, dừng chân tại địa điểm đầu tiên là Thánh Địa Mỹ Sơn, là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ.  Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Champa cũng như là lăng mộ của các vị vua Champa hay hoàng thân, quốc thích

Buổi chiều hôm đó, chúng tôi lại dừng chân tại Hội An. Điểm thực tế tại phố cổ Hội An đã để lại trong tôi những ấn tượng rất đặc biệt về một chốn bình yên, chứa đựng những giá trịvăn hóa lâu đời, một phố cổ đô thị: bến – thuyền phổ biến của đất nước ta thế kỷ XVII.

Ngày hôm sau, chúng tôi xuất phát từ 3h sáng từ Thừa Thiên Huế về Quảng Trị, lúc 6h sáng chúng tôi đến với sân bay Tà Cơn, chứng tích hào hùng nơi “miền đất lửa Quảng Trị”. Toàn sân bay Tà Cơn giống như một lòng chảo với bốn bề là núi non – đây như là một pháo đài bất khả chiến bại

Đến chiều chúng tôi đến với ngã ba Đồng Lộc, nơi bao nhiêu chiến sỹ thanh niên xung phong đã nằm xuống, nơi an nghỉ của 10 nữ anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong. Đến nhà bia tưởng niệm có khắc tên gần 4.000 anh hùng, liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc và các chiến sỹ đã anh dũng hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc, trong tôi một cảm giác trĩu lòng và nghèn ngẹn. Đoàn thực tế chúng tôi dâng nén hương thơm trước anh linh của những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, để tuổi đôi mươi đã gửi mãi nơi đây cho hòa bình đất nước, cho tự do của dân tộc. Nhìn những tấm bia khắc tên, ảnh và tuổi của các chiến sỹ, họ đều là những cô gái, chàng trai còn rất trẻ, tuổi cũng tầm như chúng tôi; ôi nếu như không có chiến tranh, không có khốc liệt của đạn bom thì những mảnh đời, dòng đời tuổi đôi mươi kia sẽ làm nên những thành tựu vô song (bởi ý chí, nhiệt huyết và sự kiên cường của họ), nhưng họ mãi gửi nơi này, để làm nên một mùa xuân của đất nước, để giữ vẹn nguyên đất nước muôn đời.

10 cô gái thanh niên xung phong, tuổi còn rất trẻ, đêm đêm đào hố bom để mở đường cho xe đi qua với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắt”.

Tối hôm đó chúng tôi dừng chân tại Cửa Lò, cả đoàn đã có 1 đêm gala mang tên “Kết nối thanh xuân”. Chúng tôi và các thầy cô cùng chuẩn bị, cùng trang trí, cùng chơi những trò chơi thú vị. Có lẽ đó không phải chỉ là vui chơi, quan trọng hơn là mọi người được làm việc cùng nhau, được chia sẻ tình cảm, được cười những nụ cười hạnh phúc nhất của thời sinh viên.

Vậy đó, 6 ngày đã trôi qua, thoạt đầu thời gian tưởng dài, nhưng sao mà lại trôi nhanh quá, hôm nay đã là ngày cuối cùng. Điểm dừng chân cuối cùng, chúng tôi đến thăm quan cố đô Hoa Lư. Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nước ta, tồn tại trong 42 năm. Mảnh đất này là nơi đã chứng kiến sự nghiệp dựng nước và trị vì 12 năm của triều Đinh (968 – 980), 29 năm triều Tiền Lê (980 – 1009) và đầu nhà Lý (1009 – 1010).

 Lời kết

Trong chuyến đi này, chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến 4 cô giáo hướng dẫn đoàn, các cô đã đồng hành cùng chúng em trên suốt chặng đường thực tế. Các cô rất nhiệt tình và quan tâm hướng dẫn cả về mặt chuyên môn lẫn trong đời sống, giúp chúng em có nhiều trải nghiệm về bài học Lịch sử trên thực tiễn, cùng những kỉ niệm đẹp bên nhau, để chúng em có những khoảnh khắc trải nghiệm đáng nhớ nhất của thời sinh viên.

Chuyến học tập thực tế tại miền Trung giúp sinh viên chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về tình người và tình đất, lịch sử và văn hóa của nhân dân miền Trung. Những vết tích của vương quốc Champa, những biểu tượng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn cùng “nhân chứng sống” chiến tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha,.... Đồng thời, sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử nói riêng, những thế hệ hậu sinh nói chung cũng biết quý trọng hơn những giá trị mà các thế hệ tiền bối đã cố công tạo lập, bằng tâm sức, mồ hôi nước mắt, thậm chí bằng cả máu xương và mạng sống, để cho chúng ta có một cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc tươi đẹp như ngày nay.

Chuyến thực tế thực sự là một kỷ niệm khó phai của sinh viên K47 và K48 SPLS chúng tôi, đây vừa là nhiệm vụ gắn lý thuyết học tập với thực tiễn; nhưng cũng là một trải nghiệm trong quá trình học tập tại mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – Khoa Lịch Sử, chúng tôi không chỉ được tiếp xúc, làm quen với những mảnh đất, con người mới, mà còn biết tổ chức hoạt động tập thể, biết gắn bó, sẻ chia và yêu thương.

  Tin bài: SV Phùng Thanh Phương, K47B SPLS

                     Ảnh: SV Lương Việt Anh, K47A SPLS

Bùi Khánh Linh, K47A SPLS

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐOÀN THỰC TẾ CỦA K47 VÀ K48 SPLS KHOA LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐHSPHN 2 ĐÃ THỰC HIỆN

 



Tags:


Bài viết khác

Bài giảng chuyên đề của chuyên gia nước ngoài chủ đề  “Thời đại Park Chung Hee ở Hàn Quốc”

Bài giảng chuyên đề của chuyên gia nước ngoài chủ đề “Thời đại Park Chung Hee ở Hàn Quốc”

Vào hồi 8h30 ngày 29 tháng 10 năm 2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức báo cáo chuyên đề cho giảng viên, sinh viên khoa Lịch sử

09/11/2024

Hội nghị viên chức, người lao động Khoa Lịch sử năm học 2024-2025

Hội nghị viên chức, người lao động Khoa Lịch sử năm học 2024-2025

Thực hiện công tác của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và  khoa Lịch Sử, vào 14h00’ ngày 31/10/2024, Khoa Lịch sử -

31/10/2024

Triển lãm “Bình minh rực rỡ”

Triển lãm “Bình minh rực rỡ”

Vào 8h30’ ngày 27 tháng 10 năm 2024, sinh viên K49 khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tổ chức thành công

29/10/2024

Hành trình di sản quê hương số 8, năm học 2024 - 2025

Hành trình di sản quê hương số 8, năm học 2024 - 2025

Hoà chung không khí náo nhiệt của ngày hội Chào tân sinh viên K50 và khởi đầu năm học mới, khoa Lịch sử, Trường Đại

19/10/2024

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Chương trình

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Chương trình "Người giáo viên tương lai” số 11 năm học 2024 - 2025

Hoà chung với không khí náo nhiệt của ngày hội chào Tân sinh viên K50 và khởi đầu năm học mới, vào 13h30 ngày 17 tháng 10

19/10/2024

Chuyến hành trình thực tế tại Thái Nguyên - Tuyên Quang - Cao Bằng

Chuyến hành trình thực tế tại Thái Nguyên - Tuyên Quang - Cao Bằng

Thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch năm học 2024 - 2025, khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tổ chức chuyến

15/10/2024

CLB Nghiệp vụ sư phạm khoa Lịch Sử tập huấn “Công tác chủ nhiệm”

CLB Nghiệp vụ sư phạm khoa Lịch Sử tập huấn “Công tác chủ nhiệm”

Vào 19h30, ngày 07/10/2024, tại hội trường D2.3 Giảng đường ABCD, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, khoa Lịch sử tổ chức

10/10/2024

Tập huấn chuyên môn chủ đề “Tập huấn nâng cao năng lực phát triển chương trình đào tạo và kiểm tra đánh giá đạt chuẩn đầu ra cho giảng viên Khoa Lịch sử”

Tập huấn chuyên môn chủ đề “Tập huấn nâng cao năng lực phát triển chương trình đào tạo và kiểm tra đánh giá đạt chuẩn đầu ra cho giảng viên Khoa Lịch sử”

Vào 8h30 ngày 04 tháng 10 năm 2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Tập huấn chuyên môn với chủ đề “Tập huấn nâng cao năng lực

05/10/2024

0976.586.016