Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, Vào 8h30 ngày 16/11/2021, TS. Nguyễn Thị Bích (chủ nhiệm đề tài) đã nghiệm thu đề tài Khoa học Công nghệ cấp cơ sở “Phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử của phụ nữ Mỹ (1865 – 1920)”. Buổi nghiệm thu được diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Đây là một đề tài lịch sử có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, vừa phản ánh sự tiến bộ trong các phong trào chính trị-xã hội của nước Mỹ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, đồng thời góp thêm “những viên gạch” vào hệ thống lý thuyết về phong trào nữ quyền cuối thời cận đại.
Tham gia hội đồng nghiệm thu đề tài gồm 7 thành viên, trong đó, TS. Ninh Thị Sinh giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng. Ngoài ra, tham dự buổi nghiệm thu còn có sự hiện diện của đại diện Phòng KHCN&HTQT, Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Tại buổi nghiệm thu, TS. Nguyễn Thị Bích, Chủ nhiệm đề tài, đã trình bày báo cáo tóm tắt về quá trình, kết quả nghiên cứu và một số nội dung cơ bản của đề tài “Phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử của phụ nữ Mỹ (1865 – 1920)”. Tác giả trình bày bốn vấn đề chính gồm: 1) Cơ sở lý luận và thực tiễn của phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử của phụ nữ Mỹ; 2) Quá trình đấu tranh đòi quyền bầu cử của phụ nữ Mỹ; 3) Một số nhận xét về phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử của phụ nữ Mỹ (1865-1920).
Công trình nghiên cứu do TS. Nguyễn Thị Bích đã nhận được ý kiến phản hồi, đóng góp tích cực, khoa học, khách quan, chuyên sâu từ phía các nhà khoa học trong Hội đồng nghiệm thu về những vấn đề liên quan đến những khía cạnh kinh tế-xã hội, văn học-nghệ thuật của phong trào, hay những mối liên hệ của phong trào đấu tranh của phụ nữ Mỹ với phụ nữ châu Âu… Đề tài mở ra khả năng đưa vào khai thác, sử dụng từng phần trong quá trình giảng dạy chuyên đề về Lịch sử thế giới cận đại tại các trường Đại học, Cao đẳng. Kết thúc buổi nghiệm thu, Hội đồng đã đánh giá rất cao đối với công trình nghiên cứu này của TS. Nguyễn Thị Bích. Chủ tịch Hội đồng đề nghị Chủ nghiệm đề tài tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng nghiệm thu để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Đề tài, sớm đưa kết quả nghiên cứu của Đề tài vào áp dụng trong thực tiễn.
Kết quả chấm điểm và đánh giá xếp loại Đề tài: Đề tài đạt loại Tốt.
Thành công của cá nhân TS. Nguyễn Thị Bích là niềm vui, động lực lớn đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên Tổ Lịch sử thế giới nói riêng và Khoa Lịch sử nói chung trong công tác nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, với hướng tiếp cận đi từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đang chứng tỏ những bước tiệm cận rất gần với nhưng nghiên cứu quốc tế, đồng thời, với một đề tài luôn “thời sự”, công trình hứa hẹn sẽ mở ra hướng nghiên cứu rộng mở và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong thời gian tới.
Cao Thị Vân (Trợ lý khoa học)
Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông
01/09/2024
Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học
26/07/2023
Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ
25/07/2023
31/05/2023