Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Hội nghị học tập năm học 2017-2018 chủ đề “Giáo dục lịch sử ở trường phổ thông: từ thực tiễn Nhật Bản và Việt Nam”

Vào hồi 14h00, ngày 10/10/2017, tại Hội trường lớn Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội nghị Học tập với chủ đề “Giáo dục Lịch Sử ở trường phổ thông: Từ thực tiễn Nhật Bản và Việt Nam”. Tham dự hội nghị học tập, về phía khách mời có thầy Nguyễn Quốc Vương – giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, hiện tại đang là Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kanazawa (Nhật Bản). Về phía BCN Khoa Lịch sử có TS Nguyễn Văn Dũng – Trưởng khoa Lịch sử, ThS Ninh Thị Hạnh – Phó Trưởng khoa Lịch sử cùng toàn thể cán bộ, giảng viên và đông đảo các bạn sinh viên trong Khoa tham gia.

Với mục đích CHIA SẺ – TRAO ĐỔI – HỌC HỎI, Hội nghị học tập bao gồm 2 phần nội dung cơ bản:

Phần đầu là những chia sẻ về kinh nghiệm để học tốt môn Lịch sử của sinh viên Nguyễn Việt Trung – chủ nhiệm CLB Sử học sinh viên, đây là những kinh nghiệm hết sức bổ ích dành cho các bạn sinh viên năm nhất đang dần làm quen với phương pháp học tập bậc đại học. Tiếp theo là những chia sẻ của sinh viên Đỗ Thị Phương – lớp K40B SPLS, những kinh nghiệm thực tập tại trường phổ thông của bạn là hành trang cho các bạn sinh viên K41 chuẩn bị cho đợt 1 thực tập sắp tới. Sinh viên Phùng Thanh Long – Bí thư LCĐ khoa Lịch sử chia sẻ những nội dung về công tác Đoàn – Hội sinh viên, bởi trong môi trường sư phạm, việc học tập tốt các kiến thức là rất quan trọng, tuy nhiên việc tham gia các hoạt động Đoàn – Hội  giúp mỗi bạn sinh viên càng hoàn thiện bản thân hơn.

Phần tiếp theo cũng là chia sẻ của thầy Nguyễn Quốc Vương về thực tế giáo dục lịch sử ở trường phổ thông tại Nhật Bản, cũng như tại trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội, Việt Nam). Thầy Vương không chỉ đem đến cho các bạn sinh viên kiến thức tổng quan về giáo dục lịch sử của xứ sở hoa anh đào qua các thời kì, mà còn gợi mở cho các bạn sinh viên những phương pháp dạy học Lịch sử vô cùng sáng tạo ở trong trường học tại Nhật Bản có thể vận dụng tại các trường phổ thông Việt Nam. Với cách trao đổi nghiêm túc, chân thành nhưng không kém phần dí dỏm của thầy khiến cho sinh viên và giảng viên Khoa Lịch sử hào hứng, đặc biệt có được thêm một cách tiếp cận mới, tạo nên sự thay đổi trong tư duy góp phần đáp ứng và thực hiện mục tiêu đổi mới chương trình, phương pháp dạy học ở trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hội nghị học tập Khoa Lịch sử năm học 2017 – 2018 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hi vọng những chia sẻ của khách mời cũng như của các sinh viên tiêu biểu trong Khoa là cơ hội, bài học cho các bạn sinh viên chuẩn bị hành trang tốt nhất trong bước đường trở thành những người giáo viên tương lai.

GV Trần Anh Đức

Một số hình ảnh:






Bài viết khác

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Khoa Lịch sử tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông Bắc Á: thực trạng, hàm ý chính sách và một số chủ đề liên quan”

Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông

01/09/2024

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỉ nguyên số”

Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học

26/07/2023

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Nghiệm thu đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp cơ sở “Trí thức và Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” của TS Ninh Thị Sinh

Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ

25/07/2023

0976.586.016