Sáng ngày 29/11/2018, tại phòng họp số 3 nhà A2, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thảo. Đề tài “Quan hệ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á trong thời kì Angkor (802 – 1432)” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thảo tập trung làm rõ những cơ sở lịch sử thúc đẩy sự ra đời, phát triển thịnh đạt và nguyên nhân sự suy vong của vương quốc Kambuja, thể chế hùng mạnh nhất mà người Khmer thiết lập tại vùng hạ lưu Mekong. Trong thời kì phát triển huy hoàng nhất của mình kéo dài từ khoảng năm 802 tới khi kinh đô Angkor bị người Thái tàn phá và kinh đô mới được dựng nên ở phía nam Biển Hồ Tonle Sap năm 1432, Đế chế Angkor đã cai quản một lãnh thổ rộng lớn trên vùng lục địa Đông Nam Á, tạo dựng các công trình bằng đá kì vĩ để tôn thờ thần Vishnu và sau này là củng cố Phật giáo Theravada. Các mối quan hệ với một số quốc gia láng giềng – Champa, Đại Việt, các vương quốc của người Môn và người Thái được thiết lập, duy trì, trải qua nhiều thăng trầm, gắn liền với sự thay đổi sức mạnh của Kambuja. Nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thảo, với đóng góp lớn nhất là phác dựng những quan hệ phức tạp, chằng chéo đó, đã giúp lí giải một số vấn đề đang hiện hữu ở thời hiện đại như vấn đề biên giới Thái Lan – Campuchia, mối quan hệ Việt Nam – Campuchia, khác biệt từ nội bộ ASEAN…
Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xếp loại Tốt. Hy vọng trong tương lai các nghiên cứu cổ sử Đông Nam Á như công trình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thảo sẽ tiếp tục được triển khai để tạo dựng bức tranh hoàn thiện về lịch sử khu vực.
Một số hình ảnh:
Vào 8h30 ngày 28/8/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đông
01/09/2024
Thực hiện nhiệm vụ của đề tài KHCN cấp Bộ, Hội thảo “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học
26/07/2023
Sau một quá trình triển khai nghiên cứu, vào hồi 9h00 ngày 14/7/2023, đề tài khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện cấp cơ
25/07/2023
31/05/2023