Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Thông tin tuyển sinh đại học ngành Sư phạm Lịch sử của Trường ĐHSP Hà Nội 2 năm 2018

Thông tin chi tiết về tuyển sinh đại học ngành Sư phạm Lịch sử của Trường ĐHSP Hà Nội 2 năm 2018

VÀI NÉT VỀ KHOA LỊCH SỬ

Khoa Lịch sử của Ttrường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được thành lập theo quyết định số 162/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Mặc dù là đơn vị tương đối non trẻ trong Nhà trường, song bằng quyết tâm, nỗ lực, tính sáng tạo, trách nhiệm cao, trong những năm qua, Khoa Lịch sử đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao vị thế, hình ảnh của Khoa trong Nhà trường cũng như trong xã hội. Tính đến năm 2018, Khoa Lịch sử có 20 cán bộ, giảng viên, trong đó có 18 giảng viên, 02 chuyên viên. Đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình, năng động được đào tạo chuyên nghiệp tại các cơ sở trong và ngoài nước đã xác lập thương hiệu về chất lượng cho Khoa trong thời gian qua. Cơ cấu tổ chức của Khoa bao gồm 03 tổ bộ môn tương ứng với 03 chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới và Phương pháp dạy học lịch sử. Thời gian tới, đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên Khoa Lịch sử sẽ tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác, phấn đấu trở thành đơn vị vững mạnh mọi mặt, đóng góp vào sự phát triển chung của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ

1. Yêu cầu về kiến thức

  • Kiến thức chung: Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật Việt Nam, các kiến thức cơ bản về quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất.
  • Kiến thức liên ngành: Có các kiến thức cơ bản về địa lí các châu lục trên thế giới, địa lý các vùng ở Việt Nam, văn hóa các dân tộc và chính sách các dân tộc ở Việt Nam, biển đảo Việt Nam.
  • Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức vững vàng về khảo cổ học, lịch sử văn hóa, lịch sử sử học và phương pháp luận sử học; có kiến thức chuyên sâu về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới.
  • Kiến thức nghiệp vụ: Có các kiến thức nghiệp vụ sư phạm về tâm lí học, giáo dục học, lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử.
  • Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.

2. Yêu cầu về kỹ năng

  • Phân tích và đánh giá được đặc điểm tâm lí của học sinh và môi trường giáo dục để giải quyết được các tình huống sư phạm một cách hợp lí; thực hiện được các công việc của giáo viên chủ nhiệm;
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch dạy học môn Lịch sử và các kiến thức liên môn ở trường phổ thông; xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực và quản lí được hồ sơ dạy học;
  • Có kỹ năng phát triển chương trình môn Lịch sử ở trường phổ thông;
  • Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy được lịch sử địa phương;
  • Có kỹ năng nghiên cứu khoa học Lịch sử và khoa học Giáo dục;
  • Sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp cơ bản, đọc và dịch được các tài liệu chuyên ngành; vận dụng được các kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học chuyên ngành lịch sử, khoa học giáo dục;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm; có khả năng làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu; có thể thích ứng được với yêu cầu nghề nghiệp theo từng giai đoạn.

3. Yêu cầu về thái độ

  • Chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nội quy, quy định của nơi ở và nơi công tác; có lối sống lành mạnh, quan hệ tốt với đồng nghiệp và người xung quanh;
  • Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, thái độ cầu tiến nâng cao trình độ.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Sinh viên Khoa Lịch sử sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc trong nhiều ngành nghề, vị trí khác nhau như: giáo viên dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, giảng viên tại các cơ sở Đại học, Cao đẳng, hướng dẫn viên du lịch, biên tập viên, nhà báo, phóng viên, nhân viên bảo tàng, nhân viên phụ trách văn hóa tại địa phương… cùng nhiều vị trí tuyển dụng khác.
  • Ngoài ra, sinh viên có cơ hội làm việc tại những cơ quan có nhu cầu tuyển dụng nhân lực am hiểu lịch sử: cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội, tổ chức chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội từ Trung ương đến địa phương…

 

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2018

1. Phương thức tuyển sinh

1.1. Tuyển thẳng

  • Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.
  • Người đã trúng tuyển vào trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển.
  • Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào trường theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT.
  • Học sinh tốt nghiệp trường THPT chuyên năm 2018 của các tỉnh, thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức.

1.2. Xét tuyển dựa vào kết quả kì thi THPT Quốc gia năm 2018

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT.
  • Hạnh kiểm cả 3 năm lớp 10, 11, 12 xếp loại khá trở lên.
  • Không yêu cầu phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.
  • Thí sinh được sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, sử dụng kết quả miễn thi bài thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia hiện hành để xét tuyển.
  • Môn chính trong tổ hợp xét tuyển được nhân hệ số 2.

1.3. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập cấp THPT (xét học bạ)

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT.
  • Hạnh kiểm cả 3 năm lớp 10, 11, 12 xếp loại khá trở lên
  • Học lực lớp 12 xếp loại giỏi.

2. Chỉ tiêu tuyển sinh

Căn cứ theo Đề án tuyển sinh Đại học hệ chính quy năm 2018 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2:

    • Chỉ tiêu tuyển sinh với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia là 40 chỉ tiêu.
    • Chỉ tiêu tuyển sinh sử dụng phương thức khác là 10 chỉ tiêu.

3. Các tổ hợp môn thi xét tuyển

STT Tổ hợp Môn thi xét tuyển
1 C00 Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
2 C03 Ngữ văn, Toán, Lịch sử
3 C19 Ngữ văn, Lịch sử, GDCD
4 D14 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

ĐIỂM CHUẨN XÉT TUYỂN QUA MỘT SỐ NĂM

  • Năm 2014: 28 điểm
  • Năm 2015: 30,5 điểm
  • Năm 2016: 25 điểm
  • Năm 2017: 19 điểm

(Nhân đôi điểm đối với môn Lịch sử)







Bài viết khác

0976.586.016