Vào hồi 9h00’, ngày 12 tháng 10 năm 2023, PGS.TS Đỗ Thị Mùi, Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trình bày seminar với chủ đề “Các dạng bài tập địa lí trong dạy học phát triển năng lực cho học sinh”. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến và nhận được sự quan tâm đông đảo của các giảng viên trong khoa.
Trong báo cáo của mình PGS.TS Đỗ Thị Mùi đã nêu tên 4 dạng bài tập chính, bao gồm: (1) Biểu đồ: vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích nguyên nhân, (2) Atlat: Xác định các đối tượng địa lí trên Atlat, (3) Các bài tập tính toán xử lí số liệu, (4) Các bài tập tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ, ngày trên Trái Đất. Tác giả lựa chọn để làm rõ về dạng bài tập tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh khi biết vĩ độ.
Phần đầu của báo cáo tác giả chia sẻ về khái niệm Mặt Trời lên thiên đỉnh, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời vào các tháng trong năm, nguyên nhân của hiện tượng chuyển động biểu kiến.
Phần tiếp theo, tác giả chia sẻ cách tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu. Tác giả dẫn chứng ở một số địa điểm cụ thể: Cà Mau, Cần Thơ, Hà Nội, 230B (Bắc Bán Cầu), 100N (Nam Bán Cầu)
Cuối cùng tác giả kết luận lại về đặc điểm chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, sự khác nhau khi tính Mặt Trời lên thiên đỉnh ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
Bài báo cáo của PGS.TS. Đỗ Thị Mùi đã nhận được nhiều trao đổi, thảo luận của các giảng viên, cán bộ trong khoa. TS. Trần Thị Hằng chia sẻ: (1) nội dung báo cáo hay, thú vị, chi tiết; trong quá trình học liên môn Lịch sử - Địa Lí: môn Địa vừa hay vừa khó. (2) Giải thích thêm nguyên nhân thời gian chuyển động biểu kiến nhanh-chậm của 2 bán cầu do Trái Đất ở xa hay ở gần Mặt Trời. (3) Đưa thêm câu hỏi tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngân hàng đề A2. ThS Nguyễn Hà Trang chia sẻ: (1) nội dung báo cáo chi tiết, cụ thể. (2) Đây là một trong những dạng bài tập tính toán hay và khó, sử dụng trong các kì thi môn Địa lí ở trường phổ thông, mong muốn có thêm buổi chia sẻ về các dạng bài tập khác. TS Nguyễn Văn Minh chia sẻ: bài báo cáo chi tiết, cụ thể, trao đổi thêm về lịch trong một năm
Seminar kết thúc vào 11h30’, ngày 12 tháng 10 năm 2023
Một số hình ảnh của buổi seminar:
Tin bài: Nguyễn Hà Trang - Khoa Lịch Sử
Vào hồi 8h30’ ngày 13/11/2024, TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Nga và TS Nguyễn Thị Bích đã trình bày các nội dung của
18/11/2024
Vào 8h00’ ngày 07/11/2024, ThS. Nguyễn Hà Trang đã trình bày các nội dung của 2 seminar chuyên môn: “Đa dạng hoạt động mở
17/11/2024
Vào 8h30 ngày 12/11/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức seminar chuyên môn với chủ đề “Qualitative methods in educational studies and
13/11/2024
Vào hồi 10h20’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar: “Dạy
08/11/2024
Vào hồi 9h00’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar: “Bài thực
08/11/2024
Vào hồi 8h30’ ngày 14/10/2024, TS. Phùng Gia Bách đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ
19/10/2024
Vào 8h30’ ngày 09/10/2024, PGS.TS. Phạm Văn Lực đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Kết quả phân giới căm mốc
10/10/2024
Vào 9h30’ ngày 3/10/2024, TS. Ninh Thị Hạnh đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Một số vấn đề về xây dựng
10/10/2024
Sáng ngày 03/11/2023, TS Nguyễn Thùy Linh đã trình bày 2 báo cáo Seminar phục vụ sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học phổ
03/11/2023