Vào 8h00’ ngày 07/11/2024, ThS. Nguyễn Hà Trang đã trình bày các nội dung của 2 seminar chuyên môn: “Đa dạng hoạt động mở đầu trong dạy học Địa lí nhằm phát huy năng lực cho học sinh” và ”rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lí cho học sinh THPT”
Seminar đầu tiên “Đa dạng hoạt động mở đầu trong dạy học Địa lí nhằm phát huy năng lực cho học sinh” tác giả trình bày với ba nội dung chính:
* Ý nghĩa của hoạt động mở đầu trong dạy học Địa lí
- Đây là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học có ý nghĩa quan trọng
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh, tạo không khí sôi nổi cho tiết học, giúp học sinh tập trung và chú ý vào nội dung của bài mới. Kết nối với kiến thức, kinh nghiệm mà HS đã được học hoặc trải nghiệm trước đó
- GV giới thiệu vào bài học hấp dẫn hơn, thu hút học sinh hơn.
* Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu trong bài học Địa lí
- Sử dụng tranh ảnh, video
- Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, tình huống có vấn đề
- Sử dụng trò chơi
- Sử dụng kết hợp với âm nhạc, ca dao tục ngữ,…
- Sử dụng thí nghiệm/thực hành
* Một số lưu ý khi tổ chức thực hiện
- Không cần học sinh trả lời hết và đúng các câu hỏi trong hoạt động mở đầu
- GV cần coi hoạt động này là một hoạt động quan trọng trong giờ học.
- GV chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp với đối tượng HS, lựa chọn các tình huống những câu hỏi ngắn gọn, gắn với thực tế. Lưu ý về thời gian phù hợp cho HS trả lời, bày tỏ quan điểm và không ảnh hưởng đến thời gian của các hoạt động khác.
Tiếp theo, tác giả trình bày seminar thứ 2 với chủ đề: “Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lí cho học sinh THPT”. Cấu trúc bài Seminar được trình bày với bốn nội dung chính:
Bài báo cáo của ThS. Nguyễn Hà Trang đã nhận được rất nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của các giảng viên, cán bộ trong Khoa.
1. ThS. Phan Thị Thúy Châm đóng góp ý kiến về việc bổ sung các kĩ thuật dạy học ở phần mở đầu, lưu ý cụ thể về thời gian thực hiện, các khó khăn (khuyến cáo) đối với GV trong quá trình thực hiện bài thực hành.
2. TS. Thân Thị Huyền đóng góp ý kiến về việc bổ sung thêm kĩ thuật dạy học KWL, kĩ thuật đặt câu hỏi, một số website hỗ trợ nội dung địa lí cho phần mở đầu; bổ sung phần mục tiêu chương trình của nội dung viết báo cáo.
Seminar kết thúc vào 10h15’, ngày 7 tháng 11 năm 2024.
Một số hình ảnh của buổi seminar:
Tin bài: Trợ lí khoa học khoa Lịch sử
Vào hồi 8h30’ ngày 13/11/2024, TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Nga và TS Nguyễn Thị Bích đã trình bày các nội dung của
18/11/2024
Vào 8h30 ngày 12/11/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức seminar chuyên môn với chủ đề “Qualitative methods in educational studies and
13/11/2024
Vào hồi 10h20’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar: “Dạy
08/11/2024
Vào hồi 9h00’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar: “Bài thực
08/11/2024
Vào hồi 8h30’ ngày 14/10/2024, TS. Phùng Gia Bách đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ
19/10/2024
Vào 8h30’ ngày 09/10/2024, PGS.TS. Phạm Văn Lực đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Kết quả phân giới căm mốc
10/10/2024
Vào 9h30’ ngày 3/10/2024, TS. Ninh Thị Hạnh đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Một số vấn đề về xây dựng
10/10/2024
Sáng ngày 03/11/2023, TS Nguyễn Thùy Linh đã trình bày 2 báo cáo Seminar phục vụ sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học phổ
03/11/2023
Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội 2 với Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, sáng ngày
31/10/2023