Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Seminar chuyên môn của Giáo sư Hoàng Lan Anh (Đại học Melbourne, Úc) Chủ đề “Migration theories across disciplines” (Lý thuyết di cư: tiếp cận đa ngành)

Vào 10h00 ngày 08/05/2023, tại Phòng họp 2 – A2, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa Lịch sử tổ chức seminar chuyên môn với chủ đề “Migration theories across disciplines” (Lý thuyết di cư: tiếp cận đa ngành) do PGS. TS. Hoàng Lan Anh (Đại học Melbourne, Úc) chia sẻ.

PGS. TS. Hoàng Lan Anh là Phó Hiệu trưởng Trường Khoa học xã hội và Khoa học Chính trị thuộc Đại học Melbourne. Bà cũng là Trưởng Ban biên tập của một số Tạp chí Scopus Q1/Q2, như Asian Studies ReviewDevelopment in Practice. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, thu hút sự tham gia của không chỉ giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử, mà còn có các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học và viện nghiên cứu trong nước cũng tham gia online.

Trong bài báo cáo này, PGS. TS. Hoàng Lan Anh đã hệ thống hóa các Lý thuyết về di cư được sử dụng phổ biến trong Khoa học xã hội và nhân văn hiện nay. Từ chỗ lý giải hai khái niệm cơ bản là structure (hệ thống xã hội, định kiến xã hội) và agency (tính quyết định của cá nhân), cũng như mối quan hệ giữa chúng, báo cáo viên trình bày khái lược về các lý thuyết về di cư.

Có hai nhóm tiếp cận di cư được báo cáo viên trình bày kỹ là: cách tiếp cận cổ điển và cách tiếp cận mới. Đối với nhóm thứ nhất, tác giả bàn về The Neo-Classical Economics (Lý thuyết kinh tế tân cổ điển), The New Economics of Migration (Lý thuyết kinh tế mới về di dân), Segmented Labour Market Theory (Lý thuyết về thị trường lao động phân khúc), Dependency Theory (Lý thuyết về sự phụ thuộc), World Systems Theory (Lý thuyết hệ thống thế giới), The Push -Pull frameworks (Lý thuyết Lực hút - đẩy). Trong mỗi lý thuyết, các giả lại đưa ra những đặc điểm và hạn chế, hạn chế của lý thuyết này sẽ được khắc phục bởi lý thuyết sau nó. Nhóm cổ điển này hướng đến để lý giải “vì sao người ta di cư”.

Đối với nhóm thứ hai, tác giả đề cập đến một mối quan tâm mới của di cư, đó là “vì sao họ không di cư?” Đối với nội dung này, báo cáo viên cho rằng các học thuyết cổ điển tỏ ra không còn phù hợp, và ở một vài phương diện đã trở nên “lạc hậu”. Do đó, nhiều lý thuyết mới đã nảy sinh, đó là Network Theory (Phương pháp mạng lưới xã hội); Migrant Networks Theory (Mạng lưới di dân); The migration industry (ngành Công nghiệp di cư); Migration infrastructure (Kết cấu hạ tầng di dân); Livehoods frameworks (Lý thuyết về sinh kế); Household Strategies Approach – feminist framework (Lý thuyết về nữ quyền); và The immobility turn (Vòng bất động). Trong đó, tác giả nhấn mạnh hai lý thuyết cuối đang nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả. Với cách tiếp cận mới này, nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo đã được giáo sư gợi mở.

Những tri thức vể lý thuyết di dân quý giá mà PGS. TS Hoàng Lan Anh đã cung cấp không chỉ có ý nghĩa hệ thống và cập nhật kiến thức mới, mà còn là những gợi ý quan trọng đối với cả nhóm nghiên cứu và các thầy cô trong Khoa. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác với các nhà khoa học thuộc các cơ sở đào đạo, nghiên cứu ở trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh buổi seminar:



Tags:


Bài viết khác

Báo cáo seminar chuyên môn “Kinh nghiệm về chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”

Báo cáo seminar chuyên môn “Kinh nghiệm về chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”

Vào 15h00’ ngày 09/4/2025, TS. Nguyễn Văn Minh đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Kinh nghiệm về chính sách ứng

14/04/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Mạc (thế kỉ XVI – XVII)”

Báo cáo seminar chuyên môn “Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Mạc (thế kỉ XVI – XVII)”

Vào hồi 15h00’ ngày 05/3/2025, TS. Nguyễn Văn Nam đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Nghệ thuật kiến trúc, điêu

13/03/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “ASEAN – Một số đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực”

Báo cáo seminar chuyên môn “ASEAN – Một số đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực”

Vào hồi 15h30’ ngày 06/3/2025, TS. Phùng Gia Bách đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “ASEAN – Một số đóng góp cho

13/03/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “Một số kinh nghiệm sử dụng AI trong thiết kế bài giảng Địa lí”

Báo cáo seminar chuyên môn “Một số kinh nghiệm sử dụng AI trong thiết kế bài giảng Địa lí”

Vào hồi 14h00’ ngày 06/3/2025, TS. Trần Thị Hằng đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Một số kinh nghiệm sử dụng

13/03/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực khởi động bài học trong môn Lịch sử ở trường phổ thông”

Báo cáo seminar chuyên môn “Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực khởi động bài học trong môn Lịch sử ở trường phổ thông”

Vào 8h30’ ngày 27/2/2025, ThS. Phan Thị Thúy Châm đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Sử dụng kĩ thuật dạy học

02/03/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “Ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc: trường hợp Việt Nam”

Báo cáo seminar chuyên môn “Ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc: trường hợp Việt Nam”

Vào hồi 8h30’ ngày 13/11/2024, TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Nga và TS Nguyễn Thị Bích đã trình bày các nội dung của

18/11/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Đa dạng hoạt động mở đầu trong dạy học Địa lí nhằm phát huy năng lực cho học sinh” và ”rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lí cho học sinh THPT”

Báo cáo seminar chuyên môn “Đa dạng hoạt động mở đầu trong dạy học Địa lí nhằm phát huy năng lực cho học sinh” và ”rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lí cho học sinh THPT”

Vào 8h00’ ngày 07/11/2024, ThS. Nguyễn Hà Trang đã trình bày các nội dung của 2 seminar chuyên môn: “Đa dạng hoạt động mở

17/11/2024

Seminar chuyên môn chủ đề Định tính trong nghiên cứu giáo dục và Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên: giáo dục phát triển bền vững và dựa trên năng lực

Seminar chuyên môn chủ đề Định tính trong nghiên cứu giáo dục và Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên: giáo dục phát triển bền vững và dựa trên năng lực

Vào 8h30 ngày 12/11/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức seminar chuyên môn với chủ đề “Qualitative methods in educational studies and

13/11/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Dạy học lịch sử với phương pháp dự án trong chương trình giáo dục phổ thông 2018”

Báo cáo seminar chuyên môn “Dạy học lịch sử với phương pháp dự án trong chương trình giáo dục phổ thông 2018”

Vào hồi 10h20’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar:  “Dạy

08/11/2024

0976.586.016