Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Seminar của PGS. TS. Pascal Bourdeaux (EPHE, Paris) Chủ đề “Historiographie des faits religieux: le cas du Bouddhisme Hoà Hảo”

Vào 9h00 ngày 01/6/2023, tại Phòng họp 2 – A2, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa Lịch sử tổ chức seminar chuyên môn với chủ đề “Historiographie des faits religieux: le cas du Bouddhisme Hoà Hảo” (Lịch sử các sự kiện tôn giáo: trường hợp Phật giáo Hòa Hảo) do PGS. TS. Pascal Bourdeaux (the École pratique des hautes études, Paris) chia sẻ.

PGS. TS. Pascal Bourdeaux đang công tác tại Viện cao cấp thực hành Pháp ở Paris, thành viên của Groupe Sociétés, Religions, Laïcités từ năm 2010, và là Đại diện của Viện Viễn Đông bác cổ (EFEO) tại Thành phố Hồ Chí Minh (2012-2015). Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, thu hút sự tham gia của không chỉ giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử, mà còn có các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học và viện nghiên cứu trong nước cũng tham gia online.

Trong bài báo cáo này, PGS.TS. Pascal Bourdeaux tập trung làm rõ hai vấn đề cơ bản: thứ nhất là khái niệm Lịch sử và việc chép sử; thứ hai là Lịch sử tôn giáo và Phật giáo Hoà Hảo.

Đối với vấn đề thứ nhất, báo cáo viên khái quát các khái niệm “Lịch sử” (histoire) theo các quan điểm cổ-trung đại châu Âu. Từ đó bàn về việc “chép sử” (historiographie) trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, từ Âu sang Á, từ cổ đại, trung đại đến cận hiện đại. Mỗi giai đoạn báo cáo viên lại cung cấp những gương mặt điển hình, tiêu biểu cho việc “chép sử” và nghiên cứu Việt Nam học. Điều thú vị là, tác giả cho rằng khái niệm “lịch sử” biến đổi theo thời gian, và nó mang đậm tính giai cấp và tôn giáo.

Đối với vấn đề thứ hai, báo cáo viên nhìn từ quan điểm của lịch sử tôn giáo, và đặt ra hai câu hỏi sau: Lịch sử của các tôn giáo được tạo ra như thế nào? Nó đã phát triển như thế nào trong mối quan hệ với lịch sử toàn cầu? Báo cáo viên bàn xoay quanh các vấn đề lớn sau: (1) Lịch sử tôn giáo (sự phát triển của khoa học lịch sử và khoa học tôn giáo); (2) Lịch sử các tôn giáo (đa nguyên, thế giới tôn giáo, vô số tôn giáo thiểu số / giáo phái); (3) Lịch sử thế tục và tôn giáo; (4) Lịch sử đương đại và các hiện tượng tôn giáo; (5) Nghiên cứu các sự kiện tôn giáo: vị trí của lịch sử so với xã hội học và nhân học.

Báo cáo viên thể hiện sự băn khoăn rằng Làm thế nào để suy nghĩ về tất cả những câu hỏi này bằng cách tích hợp lịch sử dưới góc nhìn so sánh? Áp dụng vào trường hợp lịch sử Phật Giáo Hòa Hảo như thế nào? Từ những câu hỏi đó, báo cáo viên khái quát và phân tích hệ thống các tư liệu tôn giáo về Phật giáo Hoà Hảo, khắc hoạ sự phát triển của tôn giáo này từ thời kỳ sơ khai đến khi được công nhận là một tôn giáo chính thức của Việt Nam.

Sau phần trình bày, các báo cáo viên đã nhận được nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của người tham dự cả trực tiếp và trực tuyến xoay quanh 3 vấn đề chính: (1) Phương pháp kiểm định và sử dụng tư liệu gốc, (2) các tổ chức tiền thân của Phật giáo Hoà Hảo; (3) những biến đổi của Phật giáo Hoà Hảo gần đây so với thời điểm nghiên cứu, và những hoạt động của Phật giáo Hoà Hảo ở hải ngoại.

Những nghiên cứu của PGS. TS. Pascal Bourdeaux thực sự thú vị và mới mẻ, không chỉ cung cấp những tri thức mới về lịch sử tôn giáo, mà còn mở ra những định hướng mới trong nghiên cứu lịch sử hiện nay. Đây thực sự là cơ hội để thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác với các nhà khoa học thuộc các cơ sở đào đạo, nghiên cứu ở trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh buổi Seminar:

 

Trợ lý Khoa học: TS Cao Thị Vân

 



Tags:


Bài viết khác

Báo cáo seminar chuyên môn “Kinh nghiệm về chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”

Báo cáo seminar chuyên môn “Kinh nghiệm về chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”

Vào 15h00’ ngày 09/4/2025, TS. Nguyễn Văn Minh đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Kinh nghiệm về chính sách ứng

14/04/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Mạc (thế kỉ XVI – XVII)”

Báo cáo seminar chuyên môn “Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Mạc (thế kỉ XVI – XVII)”

Vào hồi 15h00’ ngày 05/3/2025, TS. Nguyễn Văn Nam đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Nghệ thuật kiến trúc, điêu

13/03/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “ASEAN – Một số đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực”

Báo cáo seminar chuyên môn “ASEAN – Một số đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực”

Vào hồi 15h30’ ngày 06/3/2025, TS. Phùng Gia Bách đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “ASEAN – Một số đóng góp cho

13/03/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “Một số kinh nghiệm sử dụng AI trong thiết kế bài giảng Địa lí”

Báo cáo seminar chuyên môn “Một số kinh nghiệm sử dụng AI trong thiết kế bài giảng Địa lí”

Vào hồi 14h00’ ngày 06/3/2025, TS. Trần Thị Hằng đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Một số kinh nghiệm sử dụng

13/03/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực khởi động bài học trong môn Lịch sử ở trường phổ thông”

Báo cáo seminar chuyên môn “Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực khởi động bài học trong môn Lịch sử ở trường phổ thông”

Vào 8h30’ ngày 27/2/2025, ThS. Phan Thị Thúy Châm đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Sử dụng kĩ thuật dạy học

02/03/2025

Báo cáo seminar chuyên môn “Ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc: trường hợp Việt Nam”

Báo cáo seminar chuyên môn “Ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc: trường hợp Việt Nam”

Vào hồi 8h30’ ngày 13/11/2024, TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Nga và TS Nguyễn Thị Bích đã trình bày các nội dung của

18/11/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Đa dạng hoạt động mở đầu trong dạy học Địa lí nhằm phát huy năng lực cho học sinh” và ”rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lí cho học sinh THPT”

Báo cáo seminar chuyên môn “Đa dạng hoạt động mở đầu trong dạy học Địa lí nhằm phát huy năng lực cho học sinh” và ”rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lí cho học sinh THPT”

Vào 8h00’ ngày 07/11/2024, ThS. Nguyễn Hà Trang đã trình bày các nội dung của 2 seminar chuyên môn: “Đa dạng hoạt động mở

17/11/2024

Seminar chuyên môn chủ đề Định tính trong nghiên cứu giáo dục và Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên: giáo dục phát triển bền vững và dựa trên năng lực

Seminar chuyên môn chủ đề Định tính trong nghiên cứu giáo dục và Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên: giáo dục phát triển bền vững và dựa trên năng lực

Vào 8h30 ngày 12/11/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức seminar chuyên môn với chủ đề “Qualitative methods in educational studies and

13/11/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Dạy học lịch sử với phương pháp dự án trong chương trình giáo dục phổ thông 2018”

Báo cáo seminar chuyên môn “Dạy học lịch sử với phương pháp dự án trong chương trình giáo dục phổ thông 2018”

Vào hồi 10h20’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar:  “Dạy

08/11/2024

0976.586.016