Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Seminar nhóm nghiên cứu “Kinship Networks and Transnational Labor Migration Decision-making in Rural Areas of Vietnam”

Vào hồi 13h30 ngày 22/12/2022, Khoa Lịch sử đã nghe báo cáo đầu tiên của nhóm nghiên cứu Di dân người Việt với đề tài Kinship Networks and Transnational Labor Migration Decision-making in Rural Areas of Vietnam do TS. Cao Thị Vân và TS. Nguyễn Thùy Linh báo cáo. Buổi seminar diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

TS Cao Thị Vân mở đầu báo cáo với việc khái quát 5 nội dung của bài nghiên cứu. Trong đó, TS Cao Thị Vân báo cáo 3 nội dung. Phần đầu tiên, BCV mở đầu với câu hỏi trung tâm: Tại sao con người quyết tâm di cư dù họ có thể rất gặp nhiều khó khăn? Tiếp đến, báo cáo viên giới thiệu khung lý thuyết kinship (quan hệ họ hàng) trong nghiên cứu di cư. Sau đó, tác giả nhấn mạnh vào các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, nhất là phương pháp nghiên cứu xã hội học: khảo sát, phỏng vấn sâu.

TS Nguyễn Thùy Linh giới thiệu những nội dung cụ thể, những kết quả cụ thể của nghiên cứu (mục 4, 5 của seminar). Tác giả tập trung vào những khía cạnh lớn, bao gồm lý do di cư, chi phí di cư, kết quả của việc di cư: Mặc dù có nhiều kỳ vọng: Kinh tế tốt lên, chăm sóc được gia đình, con cái. Nhưng không hẳn là hoàn toàn màu hồng. Báo cáo cho thấy: những người di cư gặp nhiều khó khăn khi ở nước ngoài khi không có sự chuẩn bị tốt; làm quá giờ quy định, làm trái phép, vi phạm hợp đồng lao động. Ngoài ra, đa số những người di cư quá trẻ, dễ có những quyết định không đúng đắn.

Báo cáo của TS. Cao Thị Vân và TS. Nguyễn Thùy Linh đã nhận được nhiều phản hồi và câu hỏi từ phía những thành viên của nhóm nghiên cứu và các thầy cô trong Khoa Lịch sử. TS Trần Thị Thu Hà đặt câu hỏi: Việc phát phiếu khảo sát tới 111 người và phỏng vấn sâu là gồm những thành phần nào? Mình tự liên hệ và gửi mẫu phiếu cho họ? TS. Nguyễn Thị Nga băn khoăn Quan hệ họ hàng và việc đi cùng anh em, vợ chồng có ảnh hưởng đến những mặt trái của người lao động VN ở nước ngoài không: Bỏ trốn, buôn bán bất hợp pháp và những người tuyển dụng người lao động di cư họ có lợi dụng hay tác động vào mối quan hệ họ hàng như thế nào? TS Trần Thị Thu Hà  hỏi: Trong báo cáo, chị thấy tập trung nói nhiều về di cư hôn nhân gia đình, chồng hoặc vợ đã ở nước ngoài và sau đó đưa chồng/vợ sang. Cách thức này có dễ dàng thực hiện không? Chính phủ sở tại có chính sách gì đối với hình thức di cư này? Ths Đặng Thị Thùy Dung đặt câu hỏi: Các tác giả xử lí số liệu thông qua công cụ cụ thể nào? Các tác giả có tiêu chí cụ thể nào trong quá trình chọn mẫu khảo sát hay không? Tiếp đến, TS Nguyễn Thị Ngọc Thảo, Ths Nguyễn Văn Nam, TS Nguyễn Văn Dũng đều có câu hỏi dành cho các báo cáo viên.

Kết thúc seminar, TS Ninh Thị Sinh đưa ra một số nhận xét và góp ý rằng từ câu chuyện của Việt Nam cần tìm điểm tương đồng, góc nhìn, tiếng nói chung trong bức tranh nghiên cứu di cư chung của thế giới. Điều này cũng nhận được sự tán đồng của các báo cáo viên.

Seminar kết thúc hổi 15h45 ngày 22/12/2022.

Một số hình ảnh trong buổi seminar:



Tags:


Bài viết khác

Seminar chuyên môn: Dạy học kết hợp (Blended-learning) và việc áp dụng trong DHLS ở trường THPT

Seminar chuyên môn: Dạy học kết hợp (Blended-learning) và việc áp dụng trong DHLS ở trường THPT

Vào 09h00 ngày 13/12/2022, TS. Ninh Thị Hạnh – Giảng viên Khoa Lịch sử-Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trình bày chủ đề “Dạy

16/12/2022

Seminar chuyên môn “Quá trình xác lập đường biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX”

Seminar chuyên môn “Quá trình xác lập đường biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX”

Vào hồi 15h30 ngày 26 tháng 10 năm 2022, Khoa Lịch sử đã nghe báo cáo Quá trình xác lập đường biên giới tiếp giáp giữa Tây

31/10/2022

Seminar chuyên môn “Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến đời sống thị dân Hà Nội thời thuộc địa (1888-1945)”

Seminar chuyên môn “Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến đời sống thị dân Hà Nội thời thuộc địa (1888-1945)”

Vào hồi 13h30 ngày 26 tháng 10 năm 2022, Khoa Lịch sử đã nghe báo cáo Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến đời sống thị dân

31/10/2022

Seminar chuyên môn tháng 6 – 2022, Tổ Phương pháp dạy học Lịch sử

Seminar chuyên môn tháng 6 – 2022, Tổ Phương pháp dạy học Lịch sử

Thực hiện kế hoạch năm học, vào sáng ngày 1 tháng 6 năm 2022, tổ phương pháp dạy học khoa Lịch sử tổ chức 02 seminar chuyên

04/06/2022

Seminar Khoa học “Một cuốn SGK chung cho Đông Nam Á – Khả năng và thực tế từ kinh nghiệm của Đông Á và Tây Âu” BCV: ThS. Hoàng Thị Nga, Khoa Lịch sử, ĐHSP Hà Nội 2

Seminar Khoa học “Một cuốn SGK chung cho Đông Nam Á – Khả năng và thực tế từ kinh nghiệm của Đông Á và Tây Âu” BCV: ThS. Hoàng Thị Nga, Khoa Lịch sử, ĐHSP Hà Nội 2

Vào 15h00’ ngày 15/4/2022, ThS Hoàng Thị Nga, giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội 2, cũng đang làm nghiên cứu sinh Giáo

05/05/2022

 “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì: Trường hợp hội Phật giáo (1934-1945)”

“Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì: Trường hợp hội Phật giáo (1934-1945)”

Báo cáo viên: TS. Ninh Thị Sinh, Phó Trưởng Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội Vào hồi 14h00’, ngày 29 tháng 03 năm 2022,

10/04/2022

Seminar chuyên môn với chủ đề: “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử:  định hướng dạy học trong kỷ nguyên số”.

Seminar chuyên môn với chủ đề: “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỷ nguyên số”.

Báo cáo viên: TS. Ninh Thị Hạnh – Giảng viên Khoa Lịch sử-Trường ĐHSP HN 2 Vào 14h00 ngày 20/12/2021, TS. Ninh Thị Hạnh –

26/12/2021

Seminar chuyên môn sử dụng Google sites hỗ trợ số hóa học liệu giảng dạy chuyên đề Lịch sử Việt Nam hiện đại cho sinh viên Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Seminar chuyên môn sử dụng Google sites hỗ trợ số hóa học liệu giảng dạy chuyên đề Lịch sử Việt Nam hiện đại cho sinh viên Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Báo cáo viên: ThS.  Đặng Thị Thùy Dung, ThS. Chu Ngọc Quỳnh, và TS. Nguyễn Thùy Linh – Giảng viên Khoa Lịch sử-Trường ĐHSP

26/12/2021

Seminar chuyên môn: “Giáo dục cao đẳng và đại học: Những ảnh hưởng đối với xã hội Việt Nam giai đoạn 1902-1945”

Seminar chuyên môn: “Giáo dục cao đẳng và đại học: Những ảnh hưởng đối với xã hội Việt Nam giai đoạn 1902-1945”

Báo cáo viên: TS. Chu Thị Thu Thủy – Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2 Vào 9h00 ngày 14/12/2021, TS. Chu Thị Thu

26/12/2021

0978527421