Vào hồi 9h00 ngày 27 tháng 10 năm 2023, Khoa Lịch sử đã tổ chức Tập huấn chuyên môn với chủ đề “Kỹ thuật xây dựng bảng hỏi và xử lý số liệu trong Khoa học xã hội và nhân văn”. Buổi tập huấn diễn ra đã thu hút sự tham gia của toàn thể giảng viên và hơn 80 sinh viên Khoá 49 của Khoa Lịch sử.
Trong báo cáo, TS. Bùi Thị Hương Trầm tập trung định hướng cho giảng viên và sinh viên hai kỹ thuật cơ bản: thứ nhất là kỹ thuật xây dựng bảng hỏi và xử lý số liệu trong KHXH, thứ hai là phương pháp xử lý số liệu bằng chương trình SPSS.
Trong nội dung thứ nhất, báo cáo viên đã phân tích 5 căn cứ khi xây dựng bảng hỏi, bao gồm: chủ đề nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết và giả thuyết. Trong mỗi căn cứ, báo cáo viên lại lấy ví dụ cụ thể để người nghe có thể thực hành đồng thời với lý thuyết. Trong phần cuối, báo cáo viên nhấn mạnh 5 lưu ý về: (1) tính thống nhất trong đo lường, (2) dữ liệu phân tích, (3) thu thập thông tin, (4) Khảo sát, và (5) phân tích số liệu.
Trong nội dung thứ hai, báo cáo viên trước hết nhấn mạnh 6 vai trò của việc dùng phương pháp SPSS, bao gồm: xác định vấn đề, thiết kế mẫu, thiết kế bảng hỏi, thu thập số liệu, xử lý số liệu, phân tích. Sau đó, tác giả nhấn mạnh hai nội dung chính khi sử dụng chương trình SPSS, đó là: Làm sạch số liệu và xử lý số liệu. Kết thúc nội dung báo cáo tập huấn, báo cáo viên hướng dẫn giảng viên và sinh viên thực hành.
Sau phần trình bày, các báo cáo viên đã nhận được nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của cả giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử. TS Cao Thị Vân có ba câu hỏi: (1) Trong khi xây dựng bảng hỏi, cũng như nhiều phương pháp khác, nhà nghiên cứu cần sử dụng thủ thuật “cài”, nghĩa là một số câu hỏi có tính kiểm tra tính chính xác của câu trả lời ở câu hỏi khác. Tác giả có thể nói thêm về điều này không? (2) Số mẫu như thế nào được xem là đủ cho một nghiên cứu định tính lượng? (3) Ngoài chương trình SPSS, còn có chương trình nào khác mà dễ dùng hơn trong nghiên cứu định lượng không? TS. Thân Thị Huyền hỏi báo cáo viên nói rõ về tỷ lệ cần thiết giữa hai biến số độc lập và biến số phụ thuộc. TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung băn khoăn về kinh nghiệm chọn mẫu khảo sát, điền phiếu. Làm thế nào để tìm được khung lý thuyết phù hợp? ThS. Đặng Thị Thuỳ Dung và TS. Chu Ngọc Quỳnh băn khoăn về phương pháp phân tích số liệu. TS. Bùi Thị Hương Trầm chia sẻ và giải đáp các thắc mắc của người tham dự.
Tập huấn của TS. Bùi Thị Hương Trầm thực sự là một buổi chia sẻ bổ ích về phương pháp xây dựng bảng hỏi trong KHXH và nhân văn, trang bị cho cả giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử những kỹ năng cần thiết để ứng dụng phương pháp xã hội học trong nghiên cứu Khoa học Lịch sử, Địa lý và Khoa học Giáo dục.
Tập huấn kết thúc vào 11h32, ngày 27 tháng 10 năm 2023.
Một số hình ảnh buổi Tập huấn:
Tin bài: Trợ lí khoa học Cao Thị Vân - Khoa Lịch Sử
Vào hồi 8h30’ ngày 13/11/2024, TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Nga và TS Nguyễn Thị Bích đã trình bày các nội dung của
18/11/2024
Vào 8h00’ ngày 07/11/2024, ThS. Nguyễn Hà Trang đã trình bày các nội dung của 2 seminar chuyên môn: “Đa dạng hoạt động mở
17/11/2024
Vào 8h30 ngày 12/11/2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức seminar chuyên môn với chủ đề “Qualitative methods in educational studies and
13/11/2024
Vào hồi 10h20’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar: “Dạy
08/11/2024
Vào hồi 9h00’ ngày 01/11/2024, TS. Đặng Thị Thùy Dung và TS Chu Ngọc Quỳnh đã trình bày các nội dung của seminar: “Bài thực
08/11/2024
Vào hồi 8h30’ ngày 14/10/2024, TS. Phùng Gia Bách đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ
19/10/2024
Vào 8h30’ ngày 09/10/2024, PGS.TS. Phạm Văn Lực đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Kết quả phân giới căm mốc
10/10/2024
Vào 9h30’ ngày 3/10/2024, TS. Ninh Thị Hạnh đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Một số vấn đề về xây dựng
10/10/2024
Sáng ngày 03/11/2023, TS Nguyễn Thùy Linh đã trình bày 2 báo cáo Seminar phục vụ sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học phổ
03/11/2023