Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Báo cáo seminar chuyên môn “Kết quả phân giới căm mốc trên thực địa, biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc”

Vào 8h30’ ngày 09/10/2024, PGS.TS. Phạm Văn Lực đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Kết quả phân giới căm mốc trên thực địa, biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc”. Seminar diễn ra dưới hình thức trực tuyến và đã nhận được sự quan tâm của đông đảo giảng viên trong Khoa.

Trong báo cáo, PGS.TS. Phạm Văn Lực đã trình bày các nội dung của seminar theo năm nội dung chính:

- Khái quát về đường biên giới Việt-Trung: chiều dài đường biên giới, điều kiện tự nhiên, dân cư, tình hình quản lý đường biên giới Việt-Trung.

- Những khó khăn, thuận lợi trong phân giới cắm mốc. Quá trình phân giới cắm mốc có nhiều khó khăn, nhất là về phía Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn có thể khắc phục được.

- Bốn giai đoạn trong quá trình phân giới cắm mốc đường biên giới Việt-Trung từ năm 2001 đến năm 2008.

- Giải quyết một số khu vực trọng điểm. Có 5 khu vực trọng điểm, nhạy cảm, đàm phán lâu nhất trong phân giới cắm mốc đường biên giới Việt-Trung.

- Ý nghĩa của việc hoàn thành phân giới cắm mốc trên thực địa. Hai bên đã cắm được 1991 cột mốc từ tháng 10/2002 đến tháng 1/2009 có ý nghĩa lịch sử trọng đại, vô cùng to lớn với cả hai quốc gia.

Bài báo cáo của PGS.TS. Phạm Văn Lực đã nhận được rất nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của các giảng viên, cán bộ trong Khoa

  1. Trần Thị Thu Hà chia sẻ: Báo cáo hay, thú vị, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Mong muốn tác giả chia sẻ rõ hơn quá trình cắm mốc từ lý thuyết đến thực địa có sai lệch gì? Bên nào gặp bất lợi hơn?. PGS.TS. Phạm Văn Lực cho rằng phân giới cắm mốc có sai lệch với mong muốn của cả hai quốc gia nhưng cả hai quốc gia đã tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa theo những nguyên tắc cả hai bên cùng nhất trí. Đánh giá bên nào bất lợi hơn rất khó, nhạy cảm, theo quan điểm cá nhân tác giả, Việt Nam gặp nhiều bất lợi hơn.
  2. Nguyễn Thị Nga muốn tác giả làm rõ các căn cứ để phân giới cắm mốc, mối quan hệ hai quốc gia sau phân giới cắm mốc. PGS.TS. Phạm Văn Lực chia sẻ các căn cứ để phân giới cắm mốc đường biên giới Việt-Trung. Tác giả đánh giá quan hệ hai quốc gia sau khi phân giới cắm mốc tốt hơn rất nhiều.

Seminar kết thúc vào 10h00’, ngày 09 tháng 10 năm 2024

Một số hình ảnh của seminar:

1

2

3

4

5

6

Tin bài: Nguyễn Văn Nam – Giảng viên Khoa Lịch sử



Tags:


Bài viết khác

Báo cáo seminar chuyên môn “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 1991 đến năm 2018”

Báo cáo seminar chuyên môn “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 1991 đến năm 2018”

Vào hồi 8h30’ ngày 14/10/2024, TS. Phùng Gia Bách đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ

19/10/2024

Báo cáo seminar chuyên môn “Một số vấn đề về xây dựng câu hỏi thi tốt nghiệp năm 2025”

Báo cáo seminar chuyên môn “Một số vấn đề về xây dựng câu hỏi thi tốt nghiệp năm 2025”

Vào 9h30’ ngày 3/10/2024, TS. Ninh Thị Hạnh đã trình bày báo cáo khoa học với tựa đề “Một số vấn đề về xây dựng

10/10/2024

Seminar phục vụ sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học phổ thông. Báo cáo viên: TS. Nguyễn Thùy Linh – Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2

Seminar phục vụ sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học phổ thông. Báo cáo viên: TS. Nguyễn Thùy Linh – Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2

Sáng ngày 03/11/2023, TS Nguyễn Thùy Linh đã trình bày 2 báo cáo Seminar phục vụ sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học phổ

03/11/2023

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức toạ đàm chuyên môn với giáo viên Lịch sử các trường THPT tỉnh Ninh Bình

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức toạ đàm chuyên môn với giáo viên Lịch sử các trường THPT tỉnh Ninh Bình

   Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội 2 với Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, sáng ngày

31/10/2023

Tập huấn chuyên môn chủ đề “Kỹ thuật xây dựng bảng hỏi và xử lý số liệu trong Khoa học xã hội và nhân văn”

Tập huấn chuyên môn chủ đề “Kỹ thuật xây dựng bảng hỏi và xử lý số liệu trong Khoa học xã hội và nhân văn”

Vào hồi 9h00 ngày 27 tháng 10 năm 2023, Khoa Lịch sử đã tổ chức Tập huấn chuyên môn với chủ đề “Kỹ thuật xây dựng

27/10/2023

Seminar chuyên môn:

Seminar chuyên môn: "Các dạng bài tập địa lí trong dạy học phát triển năng lực cho học sinh"

Vào hồi 9h00’, ngày 12 tháng 10 năm 2023, PGS.TS Đỗ Thị Mùi, Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trình bày seminar với

13/10/2023

TS Ninh Thị Hạnh trao đổi với giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội về chủ đề Tư duy lịch sử: Lý thuyết và nghiên cứu

TS Ninh Thị Hạnh trao đổi với giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội về chủ đề Tư duy lịch sử: Lý thuyết và nghiên cứu

Vào 14 giờ ngày 29 tháng 9 năm 2023, TS Ninh Thị Hạnh - Trưởng Bộ môn PPDH, Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

12/10/2023

Chuỗi Tập huấn chuyên môn về Nghiên cứu di dân

Chuỗi Tập huấn chuyên môn về Nghiên cứu di dân

Báo cáo viên: 1. TS. Phạm Thị Mùi - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 2. Lê Phương Hoà - Trưởng Phòng

28/06/2023

Seminar của PGS. TS. Pascal Bourdeaux (EPHE, Paris) Chủ đề “Historiographie des faits religieux: le cas du Bouddhisme Hoà Hảo”

Seminar của PGS. TS. Pascal Bourdeaux (EPHE, Paris) Chủ đề “Historiographie des faits religieux: le cas du Bouddhisme Hoà Hảo”

Vào 9h00 ngày 01/6/2023, tại Phòng họp 2 – A2, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa Lịch sử tổ chức seminar chuyên môn

02/06/2023

0976.586.016