Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0949232363
khoalichsu@hpu2.edu.vn

Seminar chuyên môn tháng 3-2017

Thiết thực hướng tới ngày kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/2017) đồng thời thực hiện lịch công tác sinh hoạt chuyên môn định kì năm học 2016 – 2017, chiều ngày 22/3/2017, tại phòng họp Khoa Lịch sử đã diễn ra buổi seminar chuyên môn của hai cán bộ giảng viên thuộc Chi đoàn cán bộ trẻ của khoa: ThS Ninh Thị Hạnh và ThS Nguyễn Văn Nam.

Thiết thực hướng tới ngày kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/2017) đồng thời thực hiện lịch công tác sinh hoạt chuyên môn định kì năm học 2016 – 2017, chiều ngày 22/3/2017, tại phòng họp Khoa Lịch sử đã diễn ra buổi seminar chuyên môn của hai cán bộ giảng viên thuộc Chi đoàn cán bộ trẻ của khoa: ThS Ninh Thị Hạnh và ThS Nguyễn Văn Nam.

Trong báo cáo “Phân tích cấu tạo một bài học cụ thể được trình bày trong SGK Lịch sử của Australia”, ThS Ninh Thị Hạnh đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất, chính xác, khách quan nhất về thực trạng chương trình sách giáo khoa môn lịch sử của Australia. Ngoài mô tả cấu tạo sách giáo khoa lịch sử Australia, báo cáo còn tập trung phân tích những ưu thế nổi trội của bộ sách giáo khoa lịch sử Australia qua một vài ví dụ có cơ sở trực tiếp từ trong cuốn sách. Ba trong số những ưu điểm mà các nhà biên soạn chương trình, biên soạn sách Việt Nam nên xem xét, cân nhắc, lựa chọn để học hỏi: (1) Hệ thống tư liệu trong sách phong phú, giá trị cao, đặc biệt là kênh hình; (2) Toàn bộ hệ thống tri thức trong bài được bố cụ mạch lạc, logic, không có số thứ tự mục để lấy đó làm căn cứ phân kì lịch sử. Nói cách khác cách tiếp cận lịch sử của Australia cũng như các nước có nền giáo dục tân tiến thế giới đa diện, đa dạng, kích thích đam mê nghiên cứu của học sinh; (3) Hệ thống câu hỏi cuối bài nhằm mục tiêu củng cố, ôn tập có tích hợp nội dung của một số khoa học khác đồng thời có những chỉ dẫn quan trọng cho học sinh và cán bộ hiện thực hóa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tự học của ở nhà. ThS. Ninh Thị Hạnh cũng đồng thời đưa ra hàng loạt giải pháp cấp thiết để các nhà biên soạn sách giáo khoa Việt Nam lưu ý và hiện thực trong thời gian tới.

Tiếp nối báo cáo seminar của ThS. Ninh Thị Hạnh, ThS, Nguyễn Văn Nam tập trung khai thác chủ đề: “Quá trình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (1975 – 2015)”. Trong thời gian gần 60 phút  trình bày cũng như tham gia việc trả lời, đáp từ các trao đổi, băn khoăn, nghi vấn từ các thành viên trong khoa Lịch sử, báo cáo seminar trên tập trung thảo luận một trong những vấn đề khá ít người quan tâm: Lịch sử các tổ chức nước ngoài thời hiện đại. Những tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cho thấy một bức tranh sôi động, đa sắc của hoạt động đối ngoại – chính trị kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới năm 1986. Hướng nghiên cứu xã hội học lịch sử của ThS. Nguyễn Văn Nam cùng nhiều cán bộ giảng viên khác trong khoa hiện nay là hướng đi mới trong nghiên cứu, có nhiều triển vọng.

                                                                                               Trần Anh Đức – Trợ lý Khoa học





Bài viết khác

Seminar nhóm nghiên cứu “Kinship Networks and Transnational Labor Migration Decision-making in Rural Areas of Vietnam”

Seminar nhóm nghiên cứu “Kinship Networks and Transnational Labor Migration Decision-making in Rural Areas of Vietnam”

Vào hồi 13h30 ngày 22/12/2022, Khoa Lịch sử đã nghe báo cáo đầu tiên của nhóm nghiên cứu Di dân người Việt với đề tài

09/01/2023

Seminar chuyên môn: Dạy học kết hợp (Blended-learning) và việc áp dụng trong DHLS ở trường THPT

Seminar chuyên môn: Dạy học kết hợp (Blended-learning) và việc áp dụng trong DHLS ở trường THPT

Vào 09h00 ngày 13/12/2022, TS. Ninh Thị Hạnh – Giảng viên Khoa Lịch sử-Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trình bày chủ đề “Dạy

16/12/2022

Seminar chuyên môn “Quá trình xác lập đường biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX”

Seminar chuyên môn “Quá trình xác lập đường biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX”

Vào hồi 15h30 ngày 26 tháng 10 năm 2022, Khoa Lịch sử đã nghe báo cáo Quá trình xác lập đường biên giới tiếp giáp giữa Tây

31/10/2022

Seminar chuyên môn “Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến đời sống thị dân Hà Nội thời thuộc địa (1888-1945)”

Seminar chuyên môn “Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến đời sống thị dân Hà Nội thời thuộc địa (1888-1945)”

Vào hồi 13h30 ngày 26 tháng 10 năm 2022, Khoa Lịch sử đã nghe báo cáo Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến đời sống thị dân

31/10/2022

Seminar chuyên môn tháng 6 – 2022, Tổ Phương pháp dạy học Lịch sử

Seminar chuyên môn tháng 6 – 2022, Tổ Phương pháp dạy học Lịch sử

Thực hiện kế hoạch năm học, vào sáng ngày 1 tháng 6 năm 2022, tổ phương pháp dạy học khoa Lịch sử tổ chức 02 seminar chuyên

04/06/2022

Seminar Khoa học “Một cuốn SGK chung cho Đông Nam Á – Khả năng và thực tế từ kinh nghiệm của Đông Á và Tây Âu” BCV: ThS. Hoàng Thị Nga, Khoa Lịch sử, ĐHSP Hà Nội 2

Seminar Khoa học “Một cuốn SGK chung cho Đông Nam Á – Khả năng và thực tế từ kinh nghiệm của Đông Á và Tây Âu” BCV: ThS. Hoàng Thị Nga, Khoa Lịch sử, ĐHSP Hà Nội 2

Vào 15h00’ ngày 15/4/2022, ThS Hoàng Thị Nga, giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội 2, cũng đang làm nghiên cứu sinh Giáo

05/05/2022

 “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì: Trường hợp hội Phật giáo (1934-1945)”

“Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì: Trường hợp hội Phật giáo (1934-1945)”

Báo cáo viên: TS. Ninh Thị Sinh, Phó Trưởng Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội Vào hồi 14h00’, ngày 29 tháng 03 năm 2022,

10/04/2022

Seminar chuyên môn với chủ đề: “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử:  định hướng dạy học trong kỷ nguyên số”.

Seminar chuyên môn với chủ đề: “Dạy kĩ năng tư duy trong môn Lịch sử: định hướng dạy học trong kỷ nguyên số”.

Báo cáo viên: TS. Ninh Thị Hạnh – Giảng viên Khoa Lịch sử-Trường ĐHSP HN 2 Vào 14h00 ngày 20/12/2021, TS. Ninh Thị Hạnh –

26/12/2021

Seminar chuyên môn sử dụng Google sites hỗ trợ số hóa học liệu giảng dạy chuyên đề Lịch sử Việt Nam hiện đại cho sinh viên Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Seminar chuyên môn sử dụng Google sites hỗ trợ số hóa học liệu giảng dạy chuyên đề Lịch sử Việt Nam hiện đại cho sinh viên Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Báo cáo viên: ThS.  Đặng Thị Thùy Dung, ThS. Chu Ngọc Quỳnh, và TS. Nguyễn Thùy Linh – Giảng viên Khoa Lịch sử-Trường ĐHSP

26/12/2021

0978527421